Trao đổi về một vấn đề có liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước lớp 12 chọn lọc, ý nghĩa?
Trao đổi về một vấn đề có liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước lớp 12 chọn lọc, ý nghĩa?
Trao đổi về một vấn đề có liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước lớp 12 chọn lọc, ý nghĩa như sau:
BÀI 1
TOÀN CẦU HÓA Kính thưa thầy/cô và các bạn! Hôm nay, chúng ta cùng ngồi lại với nhau để bàn luận về một chủ đề vô cùng quan trọng: Cơ hội và thách của Việt Nam trong Toàn cầu hóa . Toàn cầu hóa, với những chuyển biến mạnh mẽ, đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội quý giá. Thị trường của chúng ta đang ngày càng được kết nối rộng rãi với thế giới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận các thị trường quốc tế. Đây chính là thời điểm vàng để chúng ta có thể học hỏi từ những quốc gia phát triển về quản lý, công nghệ và kỹ năng, Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng có những thách thức. Sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp nước ngoài buộc các công ty Việt Nam phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh cùng với dòng chảy của toàn cầu hóa, và phát triển không ngừng của xã hội buộc chúng ta phải cố gắn hơn nữa để không bị “bỏ lại phía sau” và tụt hậu về mặt kinh tế và xã hội. Trong bối cảnh đó, việc cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là điều hết sức cần thiết. Chúng ta cần tiến hành cải cách chính sách để tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi. Đồng thời, việc bảo vệ môi trường và giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập. Chỉ khi chúng ta cùng nhau hành động, từng cá nhân, từng doanh nghiệp, và các cấp chính quyền nỗ lực chung tay, chúng ta mới có thể biến đổi những thách thức thành cơ hội, xây dựng một Việt Nam giàu mạnh, văn minh và vững chắc. Xin chân thành cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Em xin chúc buổi thảo luận hôm nay thành công tốt đẹp! |
BÀI 2
Lẽ sống của tuổi trẻ đối với cơ hội, thách thức của đất nước. Kính chào quý thầy cô và các bạn đến với bài thuyết trình Lẽ sống của tuổi trẻ đối với cơ hội, thách thức của đất nước. Hôm nay, nhóm chúng em xin gửi đến các bạn một chủ đề rất quan trọng: Lẽ sống của tuổi trẻ đối với cơ hội, thách thức của đất nước. Chúng ta đang sống trong một thời đại có thật nhiều thách thức. Tuy nhiên, mỗi thách thức chính là một cơ hội để ta bứt phá và tự vượt lên mình. Việc tận dụng các cơ hội vàng trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu, không chỉ với các cá nhân mà còn với các tổ chức xã hội, các tập đoàn kinh doanh và cả với các quốc gia, dân tộc. Tuổi trẻ, đó là giai đoạn đầy nhiệt huyết, sức mạnh, khát khao chinh phục và khám phá thế giới. Đó là lẽ sống của tuổi trẻ, luôn hướng tới tương lai, không ngại khó khăn, thách thức và luôn biết cách tận dụng cơ hội để phát triển bản thân và đóng góp cho đất nước. Lẽ sống của tuổi trẻ không chỉ là học hỏi, trau dồi kiến thức mà còn là biết đứng lên sau mỗi lần vấp ngã, là dũng cảm đối mặt và vượt qua thử thách. Cơ hội chính là những điều kiện thuận lợi, là thời điểm mà chúng ta có thể khai thác thác để tạo ra thành công. Nó mang đến cho chúng ta niềm tin và hy vọng, giúp ta vượt qua những thử thách và khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, cơ hội không chỉ đến từ người khác hay từ hoàn cảnh; đôi khi, chúng tôi phải tự tạo ra những cơ hội của mình. Khi đã nhận được cơ hội trước mắt, chúng ta cần chủ động và không tận dụng nó để vượt qua thử thách. Hãy quan tâm đến những cơ hội đã có bởi chúng tôi không thường xuyên lặp lại. Một khi đã nắm bắt được cơ hội, bất kể khó khăn hay thử thách, chúng ta sẽ có thể bước đến thành công. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cuộc sống luôn có những thay đổi bất ngờ. Có thể cơ hội không rõ ràng trước mắt, nhưng sự thành công hay không phụ thuộc vào khả năng nắm bắt của chúng ta. Hãy nhớ rằng khi chúng ta tìm kiếm cơ hội, nó có thể nằm ngay bên cạnh. Hãy cố gắng nắm bắt những cơ hội bất ngờ có thể thay đổi cuộc sống của bạn. Chỉ cần chịu khó học hỏi, có niềm tin và triển khai, thành công chắc chắn thành công. Phần trình bày của nhóm chúng em đến đây là hết. Chúng em rất mong nhận được phản hồi từ thầy cô và các bạn để bài làm của nhóm được hoàn thiện hơn. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. |
Trao đổi về một vấn đề có liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước lớp 12 chọn lọc, ý nghĩa tham khảo như trên.
Trao đổi về một vấn đề có liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước lớp 12 chọn lọc, ý nghĩa? (Hình từ Internet)
Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù ở cấp trung học phổ thông môn ngữ văn thế nào?
Căn cứ theo tiết 2.3 tiểu mục 2 Mục IV Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ Văn có nêu rõ yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù ở cấp trung học phổ thông môn ngữ văn như sau:
(1) Năng lực ngôn ngữ
Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt và kiến thức về bối cảnh lịch sử, xã hội, tư tưởng, triết học và quan niệm thẩm mĩ của các thời kì để hiểu các văn bản khó hơn (thể hiện qua dung lượng, độ phức tạp và yêu cầu đọc hiểu).
Biết phân tích, đánh giá nội dung và đặc điểm nổi bật về hình thức biểu đạt của văn bản, nhất là những tìm tòi sáng tạo về ngôn ngữ, cách viết và kiểu văn bản. Học sinh có cách nhìn, cách nghĩ về con người và cuộc sống theo cảm quan riêng; thấy được vai trò và tác dụng của việc đọc đối với bản thân.
Từ lớp 10 đến lớp 12: viết thành thạo kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh về các đề tài gắn với đời sống và định hướng nghề nghiệp; viết đúng quy trình, có kết hợp các phương thức biểu đạt, kiểu lập luận và yếu tố nghệ thuật; có chủ kiến về một vấn đề xã hội.
Viết được văn bản nghị luận và văn bản thông tin có đề tài tương đối phức tạp; văn bản nghị luận yêu cầu phân tích, đánh giá, so sánh giá trị của tác phẩm văn học; bàn về những vấn đề phù hợp với đối tượng gần đến tuổi thành niên, đòi hỏi cấu trúc và kiểu lập luận tương đối phức tạp, bằng chứng cần phải tìm kiếm từ nhiều nguồn; văn bản thuyết minh viết về những vấn đề có tính khoa học dưới hình thức một báo cáo nghiên cứu đúng quy ước; tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ và tránh đạo văn.
Bài viết thể hiện được cảm xúc, thái độ, những trải nghiệm và ý tưởng của cá nhân đối với những vấn đề đặt ra trong văn bản; thể hiện được một cách nhìn, cách nghĩ, cách sống mang đậm cá tính.
Biết tranh luận về những vấn đề tồn tại các quan điểm trái ngược nhau; có thái độ cầu thị và văn hoá tranh luận phù hợp; có khả năng nghe thuyết trình và đánh giá được nội dung và hình thức biểu đạt của bài thuyết trình; có hứng thú thể hiện chủ kiến, cá tính trong tranh luận; trình bày vấn đề khoa học một cách tự tin, có sức thuyết phục. Nói và nghe linh hoạt; nắm được phương pháp, quy trình tiến hành một cuộc tranh luận.
(2) Năng lực văn học
Phân tích và đánh giá văn bản văn học dựa trên những hiểu biết về phong cách nghệ thuật và lịch sử văn học. Nhận biết được đặc trưng của hình tượng văn học và một số điểm khác biệt giữa hình tượng văn học với các loại hình tượng nghệ thuật khác (hội hoạ, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc); phân tích và đánh giá được nội dung tư tưởng và cách thể hiện nội dung tư tưởng trong một văn bản văn học; nhận biết và phân tích được đặc điểm của ngôn ngữ văn học, câu chuyện, cốt truyện và cách kể chuyện; nhận biết và phân tích được một số đặc điểm phong cách nghệ thuật trong văn học dân gian, trung đại và hiện đại; phong cách nghệ thuật của một số tác giả, tác phẩm lớn.
Nêu được những nét tổng quát về lịch sử văn học dân tộc (quá trình phát triển, các đề tài và chủ đề lớn, các tác giả, tác phẩm lớn; một số giá trị nội dung và hình thức của văn học dân tộc) và vận dụng vào việc đọc tác phẩm văn học.
Tạo lập được một số kiểu văn bản văn học thể hiện khả năng biểu đạt cảm xúc và ý tưởng bằng hình thức ngôn từ mang tính thẩm mĩ.
Quyền và nhiệm vụ của học sinh trung học phổ thông hiện nay thế nào?
Căn cứ theo Điều 34, 35 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định quyền và nhiệm vụ của học sinh như sau:
Nhiệm vụ của học sinh
(1) Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
(2) Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
(3) Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
(4) Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
(5) Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
Quyền của học sinh
(1) Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.
(2) Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.
(3) Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.
(4) Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.
(5) Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(6) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.