Trách nhiệm của thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa khi phương tiện gặp tai nạn được quy định như thế nào?

Tôi muốn hỏi quy định về trách nhiệm của thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa khi phương tiện gặp tai nạn được sửa đổi, bổ sung? - câu hỏi của anh Ngọc (Vĩnh Long).

Trách nhiệm của thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa khi phương tiện gặp tai nạn được quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 6 Điều 6 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT quy định như sau:

Thuyền trưởng
Thuyền trưởng là người chỉ huy cao nhất trên phương tiện hoặc đoàn phương tiện, có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
....
6. Khi phương tiện bị tai nạn, phải thực hiện mọi biện pháp cấp cứu có hiệu quả nhất; nếu phương tiện bị chìm đắm, thuyền trưởng phải là người cuối cùng rời phương tiện sau khi đã thi hành mọi biện pháp cứu người, tài sản, hàng hóa và các giấy tờ cần thiết của phương tiện, trừ trường hợp phương tiện chìm hẳn.

Như vậy, trách nhiệm của thuyền trưởng khi phương tiện bị tai nạn là:

- Phải thực hiện mọi biện pháp cấp cứu có hiệu quả nhất;

- Nếu phương tiện bị chìm đắm, thuyền trưởng phải là người cuối cùng rời phương tiện sau khi đã thi hành mọi biện pháp cứu người, tài sản, hàng hóa và các giấy tờ cần thiết của phương tiện, trừ trường hợp phương tiện chìm hẳn.

Quy định về trách nhiệm của thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa khi phương tiện gặp tai nạn được sửa đổi, bổ sung

Trách nhiệm của thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa khi phương tiện gặp tai nạn được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa khi phương tiện gặp tai nạn được sửa đổi như thế nào?

Căn cứ tại điểm d khoản 2 Điều 1 Thông tư 33/2022/TT-BGTVT quy định như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2019/TTBGTVT ngày 15 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trách nhiệm của chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện, đảm nhiệm chức danh thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 6, khoản 11, khoản 12 Điều 6 như sau:
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau:
“6. Trong trường hợp phương tiện có nguy cơ bị chìm đắm hoặc bị phá huỷ thuyền trưởng phải tận dụng mọi khả năng cho phép để trước hết tổ chức cứu hành khách và sau đó cứu thuyền viên. Thuyền trưởng phải là người cuối cùng rời phương tiện sau khi đã tìm mọi cách cứu sổ nhật ký hành trình, nhật ký máy và các tài liệu quan trọng khác của phương tiện.
Khi phương tiện có người rơi xuống nước, phải kịp thời áp dụng các biện pháp có hiệu quả để tìm, cứu người bị nạn, đồng thời thông báo cho cơ quan tìm kiếm, cứu nạn hoặc chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn. Nếu phương tiện hoạt động trên biển, phải thông báo cho Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hoặc Đài Thông tin duyên hải hoặc Cảng vụ hàng hải nơi gần nhất, thông báo cho phương tiện, tàu thuyền khác đang hành trình gần khu vực đó tìm kiếm, cứu nạn; chỉ được phép cho phương tiện rời khỏi khu vực có người rơi xuống nước sau khi đã cố gắng tìm kiếm nhưng xét thấy không còn hy vọng, trừ trường hợp gây nguy hiểm cho phương tiện và những người khác trên phương tiện. Thời gian và các biện pháp đã tiến hành tìm cứu phải được ghi vào nhật ký hành trình.”

Như vậy, Thông tư 33/2022/TT-BGTVT đã sửa đổi, bổ sung trách nhiệm của thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa khi phương tiện gặp tai nạn như sau:

- Trong trường hợp phương tiện có nguy cơ bị chìm đắm hoặc bị phá huỷ thuyền trưởng phải tận dụng mọi khả năng cho phép để trước hết tổ chức cứu hành khách và sau đó cứu thuyền viên.

- Thuyền trưởng phải là người cuối cùng rời phương tiện sau khi đã tìm mọi cách cứu sổ nhật ký hành trình, nhật ký máy và các tài liệu quan trọng khác của phương tiện.

- Khi phương tiện có người rơi xuống nước, phải kịp thời áp dụng các biện pháp có hiệu quả để tìm, cứu người bị nạn, đồng thời thông báo cho cơ quan tìm kiếm, cứu nạn hoặc chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn.- Nếu phương tiện hoạt động trên biển, phải thông báo cho Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hoặc Đài Thông tin duyên hải hoặc Cảng vụ hàng hải nơi gần nhất, thông báo cho phương tiện, tàu thuyền khác đang hành trình gần khu vực đó tìm kiếm, cứu nạn; chỉ được phép cho phương tiện rời khỏi khu vực có người rơi xuống nước sau khi đã cố gắng tìm kiếm nhưng xét thấy không còn hy vọng, trừ trường hợp gây nguy hiểm cho phương tiện và những người khác trên phương tiện.

- Thời gian và các biện pháp đã tiến hành tìm cứu phải được ghi vào nhật ký hành trình.

Quyền của thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 14 Điều 6 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT quy định như sau:

Thuyền trưởng
Thuyền trưởng là người chỉ huy cao nhất trên phương tiện hoặc đoàn phương tiện, có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
...
14. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, thuyền trưởng có quyền:
a) Đề nghị thay đổi hoặc không tiếp nhận thuyền viên làm việc trên phương tiện nếu xét thấy không đủ tiêu chuẩn quy định;
b) Buộc thuyền viên rời khỏi phương tiện nếu có những hành vi không chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng hoặc vi phạm nội quy, quy định khi làm việc;
c) Từ chối cho phương tiện thực hiện chuyển đi nếu xét thấy phương tiện, điều kiện khí hậu, thủy văn, môi trường không đủ điều kiện hoạt động hoặc không đảm bảo an toàn.

Theo đó, Thuyền trưởng có quyền:

- Đề nghị thay đổi hoặc không tiếp nhận thuyền viên làm việc trên phương tiện nếu xét thấy không đủ tiêu chuẩn quy định;

- Buộc thuyền viên rời khỏi phương tiện nếu có những hành vi không chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng hoặc vi phạm nội quy, quy định khi làm việc

- Từ chối cho phương tiện thực hiện chuyển đi nếu xét thấy phương tiện, điều kiện khí hậu, thủy văn, môi trường không đủ điều kiện hoạt động hoặc không đảm bảo an toàn.

Thông tư 33/2022/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/2/2023.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,333 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào