Tổng quan về hậu COVID-19 ở người lớn hiện nay? Một số triệu chứng hậu COVID-19 thường gặp ở người lớn?

Tôi muốn hỏi hậu COVID-19 là gì? Tình hình hậu COVID-19 hiện nay như thế nào? Một số tình trạng hậu COVID-19 thường gặp ở người lớn? Cảm ơn!

Hậu COVID-19 là gì? Tổng quan về hậu COVID-19 ở người lớn hiện nay?

- Hậu COVID là bệnh lý mới nổi, chưa được hiểu biết đầy đủ nhưng có thể gây nên tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.

- Khoảng 10-35% bệnh nhân COVID-19 mức độ nhẹ, không cần nhập viện có triệu chứng sau nhiễm COVID cấp tính, bất kể tình trạng bệnh nền. Đối với bệnh nhân có bệnh nền, cần nhập viện vì COVID-19, tỷ lệ này có thể lên đến 80%.

- Việc đánh giá và quản lý các vấn đề hậu COVID-19 cần có sự đồng thuận và tiếp cận đa ngành, cũng như các nghiên cứu để làm rõ mọi khía cạnh của hậu COVID.

- Định nghĩa thuật ngữ theo Viện Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh (National Institute for Health and Clinical Excellence - NICE) xuất bản vào tháng 3/2022:

+ COVID cấp (acute COVID-19): triệu chứng kéo dài 4 tuần.

+ COVID bán cấp (ongoing symptomatic COVID-19): triệu chứng kéo dài 4-12 tuần.

+ Hậu COVID (post-COVID-19 syndrome): triệu chứng xuất hiện trong hoặc sau khi mắc COVID-19, kéo dài >12 tuần và không thể lý giải bằng các chẩn đoán khác.

+ COVID kéo dài (long COVID): triệu chứng tiếp diễn hoặc xuất hiện sau giai đoạn COVID cấp.

Tổng quan về hậu Covid-19 ở người lớn hiện nay? Một số triệu chứng hậu Covid-19 thường gặp ở người lớn?

Tổng quan về hậu COVID-19 ở người lớn hiện nay? Một số triệu chứng hậu COVID-19 thường gặp ở người lớn? (Hình từ internet)

Cơ chế bệnh sinh và yếu tố nguy cơ hậu COVID-19 ở người lớn hiện nay?

Căn cứ Mục II Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị sau nhiễm Covid-19 ở người lớn ban hành kèm theo Quyết định 2122/QĐ-BYT năm 2022 quy định cơ chế bệnh sinh và yếu tố nguy cơ hậu COVID-19 như sau:

- Thứ nhất là sự xâm nhập trực tiếp của vi-rút vào tế bào cơ thể người thông qua thụ thể của men chuyển hóa angiotensin 2 (ACE2), gây ra vô số tổn thương cấu trúc và rối loạn chức năng của tế bào mang thụ thể ACE2 ở hàng loạt các hệ thống cơ quan như: hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, nội tiết, thần kinh, cơ xương khớp, da lông …

- Thứ hai là phản ứng viêm và phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể trong quá trình chống lại sự xâm nhập và phát triển của vi-rút, biểu hiện bằng hội chứng “cơn bão cytokine” gây bệnh cảnh nặng, tổn hại đa cơ quan trong đợt bệnh cấp.

- Thứ ba là di chứng bệnh nặng trong giai đoạn cấp, biến chứng do nằm viện lâu ngày và những yếu tố tâm lý, xã hội tiêu cực từ đại dịch.

- Nữ giới; lớn tuổi (>70 tuổi); có bệnh nền hoặc cơ địa; có ≥5 triệu chứng lâm sàng trong giai đoạn nhiễm COVID cấp; bệnh COVID-19 mức độ nặng - nguy kịch; bệnh COVID-19 có tăng D-Dimer, tăng IL-6, tăng CRP, tăng procalcitonin, tăng troponin I, tăng BUN, tăng bạch cầu neutrophil hoặc giảm bạch cầu lympho.

Sơ đồ tiếp cận hậu COVID-19 ở người lớn hiện nay?

Căn cứ Mục III Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị sau nhiễm COVID-19 ở người lớn ban hành kèm theo Quyết định 2122/QĐ-BYT năm 2022 quy định sơ đồ tiếp cận hậu COVID-19 ở người lớn như sau:

Một số triệu chứng hậu COVID-19 thường gặp ở người lớn?

Căn cứ Mục IV Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị sau nhiễm Covid-19 ở người lớn ban hành kèm theo Quyết định 2122/QĐ-BYT năm 2022 quy định một số tình trạng hậu COVID-19 thường gặp ở người lớn như sau:

- Hội chứng mệt mỏi kéo dài

- Hội chứng biểu hiện ở cơ quan hô hấp

- Hội chứng biểu hiện ở tim mạch

- Hội chứng biểu hiện tâm thần:

+ Rối loạn lo âu

+ Rối loạn trầm cảm

+ Rối loạn stress sau sang chân (PTSD)

+ Mất ngủ

Các cơ quan y tế nên tích cực thực hiện các lượng giá để đánh giá chính xác các bệnh lý hậu COVID-19 ở người lớn như:

- Hỏi bệnh sử, các triệu chứng cơ năng (như khó thở, mệt mỏi, khả năng gắng sức..)

- Khám thực thể (da niêm mạc, mạch, huyết áp, ý thức, SpO2, nhịp thở)

- Hạn chế chức năng, chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe

- Vấn đề sức khỏe tâm thần (lo lắng, trầm cảm)

- Kỹ năng quản lý bản thân

- Lượng giá chức năng và cấu trúc cơ thể liên quan đến người bệnh mắc COVID-19.

- Sử dụng WHODAS 2.0, đánh giá các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày và công cụ khảo sát sức khỏe ngắn gồm 36 mục (SF-36) để đánh giá các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày và sự tham gia của người bệnh.

- Sử dụng chỉ số Barthel cải biên để đánh giá khả năng độc lập trong các hoạt động và tham gia của người bệnh sau mắc COVID-19.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,151 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào