Tổng hợp mẫu công văn giải trình chênh lệch hóa đơn với tờ khai chuẩn năm 2024? Tải mẫu công văn giải trình ở đâu?
Mẫu công văn giải trình chênh lệch hóa đơn với tờ khai chuẩn năm 2024? Tải mẫu công văn giải trình ở đâu?
Dưới đây là mẫu công văn giải trình chênh lệch hóa đơn với tờ khai chuẩn năm 2024 dành cho doanh nghiệp tham khảo
Mẫu số 01
Mẫu số 02
Mẫu số 03
Mẫu số 04:
Tổng hợp mẫu công văn giải trình chênh lệch hóa đơn với tờ khai chuẩn năm 2024? Tải mẫu công văn giải trình ở đâu? (Hình từ Internet)
Mức phạt chênh lệch tờ khai thuế GTGT với bảng kê hóa đơn ra sao?
Chênh lệch chỉ tiêu trên tờ khai thuế GTGT với bảng kê hóa đơn trên trang web hóa đơn điện tử sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Xử phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn
1. Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khai sai căn cứ tính thuế hoặc số tiền thuế được khấu trừ hoặc xác định sai trường hợp được miễn, giảm, hoàn thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ hợp pháp;
b) Khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này nhưng người nộp thuế đã tự giác kê khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế kết thúc thời hạn thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế;
c) Khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản thanh tra, kiểm tra thuế, biên bản vi phạm hành chính xác định là hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế vi phạm hành chính lần đầu về hành vi trốn thuế, đã khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt và cơ quan thuế đã lập biên bản ghi nhận để xác định là hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế;
d) Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn đối với giao dịch liên kết nhưng người nộp thuế đã lập hồ sơ xác định giá thị trường hoặc đã lập và gửi cơ quan thuế các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết;
đ) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.
...
Theo đó, hành vi khai sai thuế dẫn đến chênh lệch giữa tờ khai thuế GTGT với bảng kê hóa đơn trên trang web hóa đơn điện tử sẽ bi xử phạt theo quy định nêu trên.
Bên cạnh việc bị phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
(1) Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi trên.
Trường hợp đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt theo quy định hình thức xử phạt chính như trên nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
(2) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có) đối với hành vi bị áp dụng biện pháp xử phạt chính trên.
Lưu ý: Trường hợp người nộp thuế có hành vi khai sai theo quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP nhưng không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, tăng số thuế được miễn, giảm hoặc chưa được hoàn thuế thì không bị xử phạt 20% mà bị xử phạt với mức từ 05 - 08 triệu đồng.
Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 tổ chức.
Hạn nộp hồ sơ khai thuế năm là khi nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm như sau:
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
...
2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:
a) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;
b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế;
c) Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.
Theo đó, hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm là chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm.
Đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thì chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
Đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì hạn nộp hồ sơ khai thuế năm là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề.
Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.