Tổng hợp mẫu biên bản kiểm tra mới nhất 2024? Hướng dẫn lập và tải mẫu biên bản kiểm tra mới nhất hiện nay?

Tổng hợp mẫu biên bản kiểm tra mới nhất 2024? Hướng dẫn lập và tải mẫu biên bản kiểm tra mới nhất hiện nay?

Tổng hợp mẫu biên bản kiểm tra mới nhất 2024? Hướng dẫn lập và tải mẫu biên bản kiểm tra mới nhất hiện nay?

Tổng hợp mẫu biên bản kiểm tra mới nhất 2024 được sử dụng phổ biến nhất gồm các mẫu sau:

1. Mẫu biên bản kiểm tra công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân

tải

2. Mẫu biên bản kiểm tra giám sát Đảng viên

tải

3. Mẫu biên bản kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn

tải

4. Mẫu biên bản kiểm tra hành chính cư trú

tải

5. Mẫu biên bản kiểm tra công tác

tải

6. Mẫu biên bản kiểm tra chuyên đề công tác y tế trường học

tải

7. Mẫu biên bản kiểm tra các khoản thu - chi nội bộ

tải

8. Mẫu biên bản kiểm tra An toàn vệ sinh lao động

tải

9. Mẫu biên bản kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

tải

10. Mẫu biên bản kiểm tra, xác minh

tải

Trên đây là tổng hợp 10 mẫu biên bản kiểm tra mới nhất 2024 được sử dụng phổ biến cho quý bạn đọc tham khảo.

Tổng hợp mẫu biên bản kiểm tra mới nhất 2024? Hướng dẫn lập và tải mẫu biên bản kiểm tra mới nhất hiện nay?

Tổng hợp mẫu biên bản kiểm tra mới nhất 2024? Hướng dẫn lập và tải mẫu biên bản kiểm tra mới nhất hiện nay?

Biên bản kiểm tra có phải là văn bản hành chính không?

Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 30/2020/NĐ-CP giải thích văn bản hành chính như sau:

Giải thích từ ngữ
3. “Văn bản hành chính” là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức.

Như vậy, văn bản hành chính được hiểu là văn bản được các cơ quan, tổ chức tạo nên trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc.

Văn bản hành chính được chia thành 02 loại chính đó là:

– Văn bản hành chính cá biệt: Nghị quyết, quyết định

– Văn bản hành chính thông thường: Chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.

Do đó, biên bản kiểm tra được các cơ quan, tổ chức tạo nên trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc có thể được xem là văn bản hành chính.

Căn lề biên bản kiểm tra sao cho đúng thể thức văn bản hành chính?

Theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định căn lề trong thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính như sau:

- Văn bản hành chính được trình bày trên khổ giấy A4 (210 mm x 297 mm) theo chiều dài của khổ A4.

- Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản hành chính có thể được trình bày theo chiều rộng.

Ngoài ra, theo Nghị định 30 thì việc căn chỉnh, căn lề văn bản hành chính được thực hiện theo quy định sau đây (cách căn chỉnh văn bản chuẩn):

+ Căn lề trên: Cách mép trên từ 20 – 25mm (2cm – 2.5cm).

+ Căn lề dưới: Cách mép dưới từ 20 – 25mm (2cm – 2.5cm).

+ Căn lề trái: Cách mép trái từ 30 – 35 mm (3cm – 3.5cm).

+ Căn lề phải: Cách mép phải từ 15 – 20 mm (1.5cm – 2cm).

- Định lề trang: Cách mép trên và mép dưới 20 - 25 mm, cách mép trái 30 - 35 mm, cách mép phải 15 - 20 mm.

Ngoài việc đảm bảo quy định căn lề thì phần nội dung cần phải đảm bảo giãn dòng chuẩn trong văn bản hành chính như sau:

Nội dung văn bản hành chính được canh đều cả hai lề, khoảng cách giữa các đoạn văn tối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng tối thiểu là dòng đơn, tối đa là 1,5 lines.

Thể thức văn bản là gì?

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP giải thích thể thức văn bản như sau?

- Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.

- Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính

+ Quốc hiệu và Tiêu ngữ.

+ Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

+ Số, ký hiệu của văn bản.

+ Địa danh và thời gian ban hành văn bản.

+ Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.

+ Nội dung văn bản.

+ Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.

+ Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.

+ Nơi nhận.

- Ngoài các thành phần trên, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác như:

+ Phụ lục.

+ Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.

+ Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.

+ Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

12,790 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào