Tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian nào?

Tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian nào? ông Long-Kon Tum

Chủ tịch UBND tỉnh có nhiệm vụ gì trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?

Ngày 08/06/2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Công văn 2113/LĐTBXH-VPQGGN năm 2023 đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Tiếp tục quán triệt, chỉ đạo thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị, Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Công văn 227/LĐTBXH-VPQGGN của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; tăng cường công tác theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra; kịp thời đề xuất với cấp có thẩm quyền các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; phấn đấu giải ngân 100% số vốn được giao trong năm 2023 và số vốn năm 2022 được kéo dài thời hạn giải ngân sang năm 2023 và xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2023.

- Tăng cường hoạt động chỉ đạo, điều hành của ban chỉ đạo các cấp; rà soát danh mục các dự án đầu tư, nội dung hoạt động, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, bảo đảm trọng tâm trọng điểm, công khai, minh bạch; dứt khoát không dàn trải, manh mún, tránh rủi ro trong quá trình thực hiện; kiên quyết đưa ra khỏi danh mục các dự án, hoạt động không hiệu quả, không khả thi.

- Nghiên cứu đổi mới cách thức triển khai Chương trình theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các đơn vị, thiết kế quy trình, thủ tục thông thoáng phù hợp với điều kiện thực tiễn và đặc thù của tỉnh theo quy định.

- Rà soát, tổng hợp dữ liệu thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, danh mục dự án đầu tư, kết quả giải ngân kế hoạch vốn ngân sách nhà nước năm 2023, định kỳ báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan theo quy định.

Tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian nào? (Hình từ Internet)

Rà soát, cân đối lại nguồn ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 ra sao?

Tại Mục 5 Công văn 2113/LĐTBXH-VPQGGN năm 2023 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh căn cứ ý kiến của Kiểm toán nhà nước về việc kiểm toán Chương trình từ khi triển khai đến ngày 31/12/2022, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh căn cứ thẩm quyền, trách nhiệm của địa phương được giao trong việc quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình để kịp thời rà soát, chấn chỉnh, khắc phục theo quy định như:

+ Giao các đơn vị có liên quan rà soát, tham mưu ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.

+ Chỉ đạo các ngành, các đơn vị đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn được giao.

+ Giao các đơn vị có liên quan rà soát và cân đối nguồn ngân sách địa phương để đối ứng thực hiện Chương trình theo đúng quy định tại Điều 40 Nghị định 27/2022/NĐ-CP.

+ Chỉ đạo các sở, huyện có liên quan phân bổ, sử dụng vốn đầu tư, vốn sự nghiệp đúng đối tượng, nội dung chương trình.

Việc tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được quy định trong thời gian nào?

Theo quy định tại Mục 6 Công văn 2113/LĐTBXH-VPQGGN năm 2023, việc tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình của tỉnh, thành phố được quy định đến hết ngày 30/6/2023 và ước thực hiện hết ngày 31/12/2023 Chủ tịch UBND tỉnh phải gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo; số 35 Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội.

- Đối với bản điện tử đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh gửi vào địa chỉ email: giamngheo@molisa.gov.vn trước ngày 30/6/2023 để tổng hợp, báo cáo Đoàn giám sát “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” theo Nghị quyết 52/2022/QH15 ngày 14/6/2022 của Quốc hội.

Ngoài ra, tại Mục 7 Công văn 2113/LĐTBXH-VPQGGN năm 2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh xây dựng và triển khai kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ năm 2023 trên địa bàn tỉnh, thành phố, bảo đảm thực hiện đúng, đủ quy trình, xác định chính xác đối tượng, bảo đảm quy định về thời gian và hệ thống mẫu, biểu báo cáo; đẩy mạnh thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo và thu thập cơ sở dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo để kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư.

Đối với các địa phương ban hành chuẩn nghèo riêng, thực hiện rà soát quy định về chuẩn nghèo của địa phương bảo đảm phù hợp theo quy định về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 quy định tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,881 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào