Tổng hợp các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng mới nhất theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP?
- Tổng hợp các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng mới nhất theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP?
- Hợp đồng bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng chấm dứt khi nào?
- Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng là gì?
Tổng hợp các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng mới nhất theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định các trường hợp loại trừ bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng mới nhất theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP bao gồm:
- Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của công trình trong thời gian xây dựng phát sinh từ mọi rủi ro, trừ các loại trừ trách nhiệm bảo hiểm dưới đây:
- Tổn thất phát sinh do chiến tranh, bạo loạn, đình công, hành động của các thế lực thù địch, nổi loạn, hành động ác ý nhân danh hoặc có liên quan tới các tổ chức chính trị, tịch biên, sung công, trưng dụng, trưng thu hay phá hủy hoặc bị gây thiệt hại theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tổn thất phát sinh do hành động khủng bố.
- Tổn thất phát sinh do phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân, nhiễm phóng xạ.
- Tổn thất hoặc thiệt hại của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm có tên trong danh sách cấm vận.
- Tổn thất hoặc thiệt hại có liên quan đến dịch bệnh theo công bố của cơ quan có thẩm quyền.
- Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm.
- Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
- Tổn thất phát sinh do ngừng công việc thi công xây dựng hoặc tổn thất do hậu quả của ngừng công việc thi công xây dựng (dù là ngừng một phần hoặc toàn bộ công việc thi công).
- Tổn thất đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.
- Tổn thất phát sinh do lỗi thiết kế của nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng đối với công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
- Tổn thất do hiện tượng ăn mòn, mài mòn, ôxy hóa.
- Tổn thất do hiện tượng mục rữa và diễn ra trong điều kiện áp suất, nhiệt độ bình thường (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 Nghị định 67/2023/NĐ-CP.
- Tổn thất do hiện tượng kết tạo vẩy cứng như han gỉ, đóng cặn hoặc các hiện tượng tương tự khác (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Nghị định 67/2023/NĐ-CP)
- Chi phí sửa chữa, thay thế, chỉnh sửa khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề. Loại trừ này chỉ áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục bị ảnh hưởng trực tiếp, không áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục khác là hậu quả gián tiếp do khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề mà thi công đúng.
- Tổn thất hay thiệt hại chỉ phát hiện được vào thời điểm kiểm kê.
Trước đây tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 50/2022/TT-BTC có quy định các trường hợp loại trừ bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng bao gồm:
Phạm vi bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
....
2. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng bao gồm:
a) Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm chung theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
b) Tổn thất phát sinh do lỗi thiết kế của nhà thầu tư vấn đối với công trình xây dựng.
c) Tổn thất do hiện tượng ăn mòn, mài mòn, oxy hóa.
d) Tổn thất do hiện tượng mục rữa và diễn ra trong điều kiện áp suất, nhiệt độ bình thường (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư này).
đ) Tổn thất do hiện tượng kết tạo vẩy cứng như han gỉ, đóng cặn hoặc các hiện tượng tương tự khác (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư này).
e) Chi phí sửa chữa, thay thế, chỉnh sửa khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề. Loại trừ này chỉ áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục bị ảnh hưởng trực tiếp, không áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục khác là hậu quả gián tiếp do khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề.
g) Tổn thất hay thiệt hại chỉ phát hiện được vào thời điểm kiểm kê.
Tổng hợp các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng mới nhất theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP? (Hình từ Internet)
Hợp đồng bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng chấm dứt khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng bao gồm:
- Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về việc hợp đồng bảo hiểm chấm dứt trong trường hợp tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng hoặc chấm dứt hợp đồng xây dựng theo quy định của pháp luật.
Bên mua bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày chủ đầu tư có quyết định về việc tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng hoặc chấm dứt hợp đồng xây dựng theo quy định của pháp luật.
Thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm được xác định căn cứ vào thời điểm tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng hoặc chấm dứt hợp đồng xây dựng theo quy định của pháp luật.
- Các trường hợp chấm dứt khác theo quy định của pháp luật.
Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
....
2. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
a) Trường hợp hợp đồng bảo hiểm chấm dứt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm phần phí bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm (nếu có). Trường hợp bên mua bảo hiểm chưa đóng đủ phí bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải đóng bổ sung đủ phí bảo hiểm tương ứng với thời gian đã được bảo hiểm tính đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.
b) Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm và theo quy định của pháp luật
Theo đó, hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng được thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.