Tổng hợp các mẫu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp mới nhất theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT thế nào?
- Tổng hợp các mẫu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp mới nhất theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT thế nào?
- Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp gồm có những gì?
- Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp được thực hiện như thế nào?
- Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi đáp ứng các điều kiện gì?
Tổng hợp các mẫu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp mới nhất theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT thế nào?
Các mẫu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp là các mẫu tại Danh mục các mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh được ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
Tải các mẫu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp dưới đây:
STT | Mẫu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp | Tải về |
1 | Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân | |
2 | Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên | |
3 | Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH hai thành viên trở lên | |
4 | Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần | |
5 | Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty hợp danh |
Tổng hợp các mẫu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp mới nhất theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT thế nào? (Hình từ internet)
Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp gồm có những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định định nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp gồm có các nội dung chủ yếu như sau:
- Tên doanh nghiệp;
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại; số fax, thư điện tử (nếu có);
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
- Thông tin đăng ký thuế;
- Số lượng lao động dự kiến;
- Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
- Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:
- Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
- Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Trường hợp đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là việc người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử bao gồm các dữ liệu theo quy định của Luật này và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy.
Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Tài khoản đăng ký kinh doanh là tài khoản được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cấp cho cá nhân để thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Cá nhân được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký để được cấp và việc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Bước 2: Cấp đăng ký doanh nghiệp
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.
Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;
c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật Doanh nghiệp 2020;
- Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.