Tổng hợp các Luật, Nghị quyết mới được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV? Luật nào sẽ có hiệu lực từ 01/01/2024?

Tổng hợp các Luật, Nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV? Luật nào sẽ có hiệu lực từ 01/01/2024? Câu hỏi của bạn M.Q ở Hà Nội.

Tổng hợp các Luật, Nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV? Luật nào sẽ có hiệu lực từ 01/01/2024?

Căn cứ tại Nghị quyết 50/2022/QH15Nghị quyết 89/2023/QH15, Nghị quyết 39/2023/UBTVQH15, và theo thông tin mới nhất từ Cổng TTĐT Quốc hội, tại Kỳ họp Quốc hội thứ 6 Khóa XV sẽ xem xét, thông qua 9 dự án luật bao gồm:

- Luật Đất đai (sửa đổi);

- Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi);

- Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi);

- Luật Viễn thông (sửa đổi);

- Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;

- Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;

- Luật Căn cước công dân (sửa đổi);

- Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Ngoài ra, Quốc hội cũng sẽ xem xét thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Xem thêm: Đã có file 7 Luật mới thông qua tại Kỳ họp Quốc hội thứ 6 Khóa XV

Kỳ họp Quốc hội thứ 6 Khóa XV chính thức bế mạc ngày 29/11/2023.

Cập nhật thông tin từ Cổng TTĐT Quốc hội, dưới đây là tổng hợp các Luật, Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV:

STT

Dự án Luật

Tình trạng

Hiệu lực

1

Luật Đất đai (sửa đổi)

Chưa thông qua


2

Luật Căn cước

Thông qua

01/7/2024

3

Luật Nhà ở sửa đổi

Thông qua

Đang cập nhật

4

Luật Viễn thông sửa đổi

Thông qua

01/7/2024

5

Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự

Thông qua

01/01/2025

6

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Thông qua

01/07/2024 (trừ một số quy định có hiệu lực từ năm 2025 và 2026)

7

Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Thông qua

1/7/2024

8

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Chưa thông qua


9

Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)

Thông qua

01/01/2025

10

Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.

Thông qua

Dự kiến 01/01/2024

11

Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030"

Thông qua

Đang cập nhật


Xem chi tiết các Luật được thông qua:

>> Chốt giảm thuế GTGT cho nửa đầu năm 2024

>> Thông qua Luật Kinh doanh bất động sản

>> Thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi)

>> Thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

>> Thông qua Luật Căn cướcĐiểm mới của Luật Căn cước

>> Thông qua Nghị quyết Thuế tối thiểu toàn cầu

Tổng hợp các Luật, Nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV? Luật nào sẽ có hiệu lực từ 01/01/2024?

Tổng hợp các Luật, Nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV? Luật nào sẽ có hiệu lực từ 01/01/2024? (Hình từ internet)

Ai là người bế mạc kỳ họp Quốc hội tháng 10/2023?

Căn cứ tại Điều 11 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định như sau:

Khai mạc, bế mạc kỳ họp Quốc hội
1. Kỳ họp Quốc hội giữa năm khai mạc vào ngày 20 tháng 5; kỳ họp Quốc hội cuối năm khai mạc vào ngày 20 tháng 10. Trường hợp ngày 20 tháng 5 và ngày 20 tháng 10 trùng vào ngày thứ Sáu của tuần hoặc ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội là ngày làm việc kế tiếp. Trường hợp bất khả kháng không thể tổ chức kỳ họp Quốc hội vào các thời điểm nêu trên thì ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước quyết định chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội.
Ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối nhiệm kỳ và kỳ họp bất thường của Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
2. Chủ tịch Quốc hội khai mạc và bế mạc kỳ họp Quốc hội. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc kỳ họp Quốc hội.
3. Tại phiên khai mạc, phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự phiên họp.
Khi bắt đầu phiên khai mạc và kết thúc phiên bế mạc, Quốc hội làm lễ chào cờ. Tại lễ chào cờ, quân nhạc cử Quốc thiều, đại biểu Quốc hội và những người tham dự hát Quốc ca.

Theo nội dung chương trình kỳ họp Quốc hội thì ngày bế mạc của Kỳ họp Quốc hội thứ 6 khóa XV là ngày 29/11/2023

Như vậy, Chủ tịch Quốc hội người bế mạc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV diễn ra vào ngày 29 tháng 11.

Tại phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội thứ 6, Tổng Thư ký Quốc hội tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự phiên họp.

Khi kết thúc phiên bế mạc, Quốc hội làm lễ chào cờ. Tại lễ chào cờ, quân nhạc cử Quốc thiều, đại biểu Quốc hội và những người tham dự hát Quốc ca.

Kỳ họp Quốc hội tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng mấy?

Căn cứ tại Điều 1 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 như sau:

Kỳ họp Quốc hội
1. Kỳ họp Quốc hội là hình thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội. Tại kỳ họp, Quốc hội thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Kỳ họp Quốc hội có thể được tổ chức liên tục hoặc theo hai hay nhiều đợt.
2. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ.
Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường để thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn, trừ nội dung định kỳ trình Quốc hội theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức kỳ họp bất thường.

Đồng thời, căn cứ tại Điều 11 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 có nội dung như sau:

Khai mạc, bế mạc kỳ họp Quốc hội
1. Kỳ họp Quốc hội giữa năm khai mạc vào ngày 20 tháng 5; kỳ họp Quốc hội cuối năm khai mạc vào ngày 20 tháng 10. Trường hợp ngày 20 tháng 5 và ngày 20 tháng 10 trùng vào ngày thứ Sáu của tuần hoặc ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội là ngày làm việc kế tiếp. Trường hợp bất khả kháng không thể tổ chức kỳ họp Quốc hội vào các thời điểm nêu trên thì ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước quyết định chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội.
Ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối nhiệm kỳ và kỳ họp bất thường của Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
...

Theo đó, Kỳ họp Quốc hội thường được tổ chức thường lệ mỗi năm hai kỳ.

Do đó, sau kỳ họp Quốc hội thứ 6 khóa XV diễn ra tháng 10/2023 thì kỳ họp tiếp theo là ngày 20/5/2024, không tính trường hợp họp bất thường.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
1,816 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào