Tổng hợp 3 loại tiền lương được tăng khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 theo Nghị quyết 27 thế nào?
- Tổng hợp 3 loại tiền lương được tăng khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 theo Nghị quyết 27 thế nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức được hưởng khoản phụ cấp nào khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024?
- Mục tiêu của Nhà nước trong việc xây dựng chính sách tiền lương, điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong thời gian sắp tới?
Tổng hợp 3 loại tiền lương được tăng khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 theo Nghị quyết 27 thế nào?
Ngày 10 tháng 11 năm 2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Theo đó, từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, khi cải cách tiền lương sẽ thực hiện tăng lương đối với 3 loại tiền lương chính như sau:
(1) Tăng lương của cán bộ, công chức, viên chức
Theo điểm a, điểm b khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
b) Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng
...
Theo đó từ ngày 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức sẽ xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thông bảng lương hiện hành. Việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Ngoài ra, chính sách tiền lương mới cũng mở rộng quan hệ tiền lương từ 1 - 2,34 - 10 hiện nay lên 1 - 2,68 - 12.
Theo đó, mức lương thấp nhất của công chức, viên chức sẽ tăng khá cao so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay.
Mức lương trung bình của công chức, viên chức cũng có mức khởi điểm tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68. Hiện nay công chức, viên chức có trình độ đại học có mức lương khởi điểm hơn 4,2 triệu đồng/tháng.
Mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương bộ trưởng) cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên 12. Vì vậy, mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức dự kiến cũng vượt khá xa con số 18 triệu đồng như hiện nay.
Ngoài mức lương cơ bản này, chế độ tiền lương mới còn sắp xếp lại các loại phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương (trong đó có trường hợp cao hơn 30% hoặc thấp hơn 30%) và 10% tiền thưởng.
Thêm vào đó, tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV, Thủ tướng chính phủ cho biết, trong năm 2025, Chính phủ sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với khu vực công theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 của Trung ương từ ngày 01/7/2024.
Đồng thời, Chính phủ cũng tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, chính sách tiền lương đối với khu vực doanh nghiệp theo quy định.
Từ năm 2025 trở đi, tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.
(2) Tăng lương hưu cho cán bộ, công chức, viên chức
Theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, khi thực hiện chính cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 thì tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ tăng. Điều này giúp mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của nhóm này cũng tăng theo.
Hiện nay, lương hưu được tính dựa trên số năm đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Do đó, nếu tăng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH thì cũng sẽ tăng lương hưu của cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện được tăng tiền lương.
Tuy nhiên, sẽ không tăng lương hưu cho 36 đơn vị của một số ngành không còn được hưởng chính sách lương đặc thù. Nếu xây dựng bảng lương chạy ngang, một số cơ quan có thể bị giảm 50% lương.
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, những cơ quan có bảng lương đặc thù sẽ được bảo lưu (không tăng thêm), để hướng đến sự công bằng với người hưởng lương. Do đó, cán bộ, công chức, viên chức thuộc 36 đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù không được tăng lương khi cải cách tiền lương dẫn đến việc tăng lương hưu của những đối tượng này cũng có thể sẽ không được tăng.
Tóm lại, từ 01/7/2024 thì cơ bản đa số công chức, viên chức đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước hiện hành có thể được tăng lương hưu 15% trừ các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức thuộc 36 đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù có thể không được tăng lương hưu.
(3) Tăng lương tối thiểu vùng
Ngày 12/01/2024, Hội đồng tiền lương quốc gia đã có Báo cáo 02/BC-HĐTLQG gửi Chính phủ khuyến nghị điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng bình quân 6%, áp dụng từ 01/7/2024.
Từ ngày 01/7/2024, chính sách tiền lương sẽ được triển khai cải cách tổng thể theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, tiền lương khu vực công sẽ tăng, theo đó, cần có sự điều chỉnh mức lương tối thiểu của khu vực doanh nghiệp để bảo đảm tương quan chung.
Cụ thể, sau khi điều chỉnh tăng thì mức lương tối thiểu theo từng vùng như sau: Lương vùng 1 nâng lên 4.960.000 đồng; vùng 2 là 4.410.000 đồng; vùng 3 là 3.860.000 đồng và vùng 4 đạt 3.450.000 đồng.
Như vậy, 3 loại tiền lương có thể được tăng khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 theo Nghị quyết 27 gồm:
- Lương của cán bộ, công chức, viên chức;
- Lương hưu của cán bộ, công chức, viên chức;
- Lương tối thiểu vùng.
Tổng hợp 3 loại tiền lương được tăng khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 theo Nghị quyết 27 thế nào?
Cán bộ, công chức, viên chức được hưởng khoản phụ cấp nào khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024?
Theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ có 8 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức gồm có như sau:
- Phụ cấp kiêm nhiệm;
- Phụ cấp thâm niên vượt khung;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp trách nhiệm công việc;
- Phụ cấp lưu động;
- Phụ cấp theo nghề;
- Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn;
- Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính.
Mục tiêu của Nhà nước trong việc xây dựng chính sách tiền lương, điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong thời gian sắp tới?
Căn cứ theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Phần II Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 nêu rõ mục tiêu của Nhà nước trong việc xây dựng chính sách tiền lương như sau:
- Từ năm 2018 đến năm 2020:
+ Thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp để đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ;
+ Thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước theo các nội dung của Đề án cải cách chính sách tiền lương được phê duyệt.
- Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030:
+ Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
+ Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.