Tổng cục Thuế cảnh báo về việc giả danh cơ quan thuế để trục lợi, mua bán hóa đơn bất hợp pháp?

Tổng cục Thuế vừa có cảnh báo về việc giả danh cơ quan thuế để trục lợi, mua bán hóa đơn bất hợp pháp đúng không? - Câu hỏi của anh Khương (Hòa Bình).

Tổng cục Thuế cảnh báo về việc giả danh cơ quan thuế để trục lợi, mua bán hóa đơn bất hợp pháp?

Vừa qua, tại Cổng TTĐT Tổng cục Thuế thông tin cảnh báo đến cộng đồng doanh nghiệp và người nộp thuế về việc thời gian gần đây, tình trạng lừa đảo qua tin nhắn; các trang web - App mạo danh cơ quan thuế đang có chiều hướng gia tăng mức độ, tần suất liên tục với mục đích lừa đảo về việc ủy quyền đóng thuế; mua bán hóa đơn bất hợp pháp và các vấn nạn liên quan.

Theo thông tin của Tổng cục Thuế, hiện tượng các đối tượng lừa đảo không chỉ sử dụng nhiều đầu số di động mà còn sử dụng in nhắn giả mạo thương hiệu để gửi tin nhắn giả mạo nhằm thực hiện thủ đoạn phát tán tin nhắn lừa đảo người dùng truy cập các App giả mạo cơ quan thuế.

Điển hình, một số đối tượng giả danh công chức thuế gọi điện cho người dân hướng dẫn truy cập vào đường link “gdtgov.cfd” tải App giả mạo Tổng cục Thuế để cập nhật Căn cước công dân vào hồ sơ đăng ký kinh doanh. Thậm chí có trường hợp các đối tượng giả danh cơ quan thuế để yêu cầu nộp thuế thu nhập cá nhân…

Trong khi đó, mới đây, Cục Thuế tỉnh Kiên Giang đã phát đi thông báo cho biết, các đối tượng đã giả mạo đơn vị phát hành thông báo về việc ủy quyền đóng thuế nhằm chiếm đoạt tiền của người nộp thuế.

Trước tình trạng trên, cơ quan thuế khẳng định không ủy quyền cho bất cứ công ty hoặc cá nhân ngoài ngành Thuế nào thực hiện thu thuế hộ (trừ hệ thống bưu điện được ủy quyền thu thuế hộ kinh doanh).

Do đó, để tránh tình trạng lừa đảo khi thực hiện giao dịch với cơ quan thuế hoặc thực hiện các nghiệp vụ về thuế, người nộp thuế có thể liên hệ các đầu mối của Cục Thuế, Chi cục Thuế trên địa bàn để được hỗ trợ qua số điện thoại được niêm yết trên trang Thông tin điện tử của các Cục Thuế.

Ngoài ra, Tổng cục Thuế khuyến cáo, người nộp thuế khi nhận được các tin nhắn, cần kiểm tra kỹ nội dung, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung hướng dẫn trong tin nhắn. Người nộp thuế cũng cần lưu ý rằng, Trang thông tin điện tử chính thức của cơ quan thuế sử dụng giao thức "https" và tên miền quốc gia Việt Nam ".vn". (Ví dụ: Trang TTĐT Tổng cục Thuế có tên miền: https://www.gdt.gov.vn)

Nhằm giúp người nộp thuế phòng tránh với vấn nạn lừa đảo trực tuyến, Tổng cục Thuế đề nghị, trường hợp nhận được các tin nhắn trên các nền tảng mạng xã hội và cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người nộp thuế cần lưu lại các bằng chứng như tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi, phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý, đồng thời cung cấp các bằng chứng đã có tới các cơ quan chức năng của Bộ Công an và cơ quan thuế nơi gần nhất đề nghị xử lý hành vi sai phạm của các đối tượng theo quy định pháp luật.

Tổng cục Thuế khẳng định, hành vi đăng tải thông tin, quảng cáo mua bán trái phép hóa đơn vi phạm các quy định phạm quy định tại Luật Quản lý thuế 2019Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Tổng cục Thuế cảnh báo về việc giả danh cơ quan thuế để trục lợi, mua bán hóa đơn bất hợp pháp?

Tổng cục Thuế cảnh báo về việc giả danh cơ quan thuế để trục lợi, mua bán hóa đơn bất hợp pháp? (Hình từ internet)

Công điện của Bộ Tài chính về việc tăng cường công tác quản lý giám sát việc phát hành, sử dụng HĐĐT ra sao?

Trước đó, ngày 12/04/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có Công điện 01/CĐ-BTC về việc tăng cường công tác quản lý giám sát việc phát hành, sử dụng HĐĐT, trong đó chỉ đạo Tổng cục Thuế phối hợp với các bộ, ngành để xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong phát hành, quản lý sử dụng HĐĐT.

Theo đó, Công điện có nội dung như sau: Nhằm tiếp tục tăng cường công tác quản lý, giám sát việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục Thuế chỉ đạo Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức tuân thủ của doanh nghiệp nói riêng, người nộp thuế nói chung về nghĩa vụ chấp hành pháp luật về thuế.

- Cảnh báo kịp thời các hành vi vi phạm, tội phạm về thuế; xây dựng kế hoạch tổng thể, có tính hệ thống để phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế, không để xảy ra các vi phạm về phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử để phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, xử lý nghiêm theo quy định.

- Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng yêu cầu rà soát tổng thể, đánh giá và đề xuất việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin đối với hóa đơn điện tử;

- Khẩn trương hoàn thành thủ tục lấy ý kiến thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền thông, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin Hóa đơn điện tử;

- Có giải pháp đảm bảo an toàn an ninh mạng đối với hệ thống Hóa đơn điện tử;

- Tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các hành vi bất thường trên hệ thống Hóa đơn điện tử;

- Phân công, bố trí cán bộ thực hiện công tác phân tích, đánh giá và cảnh báo, kịp thời phát hiện các hành vi giả mạo, gian lận về hóa đơn điện tử.

- Tăng cường công tác phối hợp với cơ quan Công an, các Bộ, ngành đơn vị liên quan nhằm xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm pháp luật trong phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.

Hành vi nào được xác định là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ:

- Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định;

- Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;

- Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;

- Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;

- Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;

- Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
1,675 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào