Toàn văn Kết luận 91 2024 Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ra sao?
Toàn văn Kết luận 91-KL/TW 2024 Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ra sao?
Ngày 12/8/2024 Bộ Chính trị ban hành Kết luận 91-KL/TW năm 2024 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".
Theo đó, sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế", giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; duy trì vững chắc, từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; giáo dục phổ thông chuyển hướng tích cực từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực người học; chất lượng giáo dục phổ thông đại trà và mũi nhọn ngày càng nâng cao. Giáo dục thường xuyên phát triển đa dạng về nội dung và hình thức; các phong trào thi đua học tập, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được quan tâm thực hiện.
Giáo dục nghề nghiệp đã phát triển mạnh về số lượng và chú trọng nâng cao chất lượng từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động. Giáo dục đại học tiếp tục đổi mới, gắn với tăng cường tự chủ đã tạo ra động lực mới, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả trong đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học; số lượng chương trình đào tạo được kiểm định và công bố khoa học quốc tế tăng mạnh, một số cơ sở giáo dục đại học và nhóm ngành đào tạo được xếp hạng cao trong khu vực và thế giới.
Phương pháp dạy - học và công tác thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục được đổi mới theo hướng hiện đại, ngày càng thực chất, hiệu quả hơn. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cơ bản được chuẩn hoá, từng bước bảo đảm số lượng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được cải thiện, bước đầu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo.
>> Xem toàn văn Kết luận 91-KL/TW năm 2024 tại đây
Toàn văn Kết luận 91 2024 Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ra sao? (Hình từ internet)
Hạn chế, bất cập khi triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 ra sao?
Tại Kết luận 91-KL/TW năm 2024, Bộ Chính trị đưa ra một số hạn chế, bất cập khi triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 như sau:
Việc thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 còn một số hạn chế, bất cập; việc thể chế hoá một số nội dung của Nghị quyết thành chính sách, pháp luật phục vụ đổi mới giáo dục và đào tạo, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học chậm được ban hành; việc thực hiện tự chủ trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới còn gặp nhiều khó khăn; liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở còn bất cập.
Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học chưa thực sự gắn với thị trường lao động, chưa đáp ứng yêu cầu nhân lực cho các ngành kinh tế mới, công nghệ cao; trình độ ngoại ngữ, trong đó có tiếng Anh của lao động qua đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Tỉ lệ học sau đại học, nhất là các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật và công nghệ còn thấp. Cơ cấu, số lượng đội ngũ nhà giáo ở nhiều địa phương chưa hợp lý, chất lượng chưa đồng đều.
Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục còn bất cập; tỉ lệ phòng học chưa kiên cố hoá còn cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu, nhất là ở khu vực miền núi, khu công nghiệp, khu vực đông dân cư. Một số chỉ tiêu Nghị quyết đề ra chưa hoàn thành; công tác truyền thông về đổi mới giáo dục và đào tạo, xã hội hoá giáo dục và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo còn có mặt hạn chế, chưa thu hút được nhiều nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư cho giáo dục...
Bộ Chính trị yêu cầu thực hiện chủ trương lương nhà giáo cao nhất trong hệ thống bảng lương đúng không?
Ngày 12/8/2024 Bộ Chính trị ban hành Kết luận 91-KL/TW năm 2024 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".
Theo đó, tại Mục 6 Kết luận 91-KL/TW năm 2024, Bộ Chính trị có đưa ra nội dung về lương nhà giáo sau:
6. Phát triển, nâng cao chất lượng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo định mức quy định; nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên giữa các địa phương để giải quyết căn bản tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và nâng cao chất lượng giáo dục cho các vùng khó khăn. Đổi mới quản lý nhà nước đối với nhà giáo một cách đồng bộ, gắn với quản lý chuyên môn và chất lượng. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành Giáo dục; thực hiện chủ trương lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng. Phát huy dân chủ, tôn trọng tự do sáng tạo, chuyên môn học thuật, đề cao đạo đức, trách nhiệm của nhà giáo.
Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu thực hiện chủ trường lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.