Toàn bộ 5 bảng lương mới từ 1/7/2024 bỏ khoản chi ngoài lương với đối tượng nào khi cải cách tiền lương?

Toàn bộ 5 bảng lương mới từ 1/7/2024 bỏ khoản chi ngoài lương với đối tượng nào khi cải cách tiền lương?

Toàn bộ 5 bảng lương mới từ 1/7/2024 bỏ khoản chi ngoài lương với đối tượng nào khi cải cách tiền lương?

>> Xem thêm: Toàn bộ bảng lương mới từ 1/7/2024 của công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo có cơ cấu tiền lương như thế nào?

>> Xem thêm: Lương thấp nhất giáo viên từ 2025 cao hơn mức lương nào khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024?

Theo Nghị quyết 104/2023/QH15, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ 01/7/2024.

Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 sẽ có 5 bảng lương mới khi cải cách tiền lương như sau:

- 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc;

- 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo;

- 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);

- 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an;

- 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).

Cũng theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ xây dựng thiết kế 5 bảng lương dựa trên 5 yếu tố như sau:

- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.

- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.

- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.

- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.

Đồng thời tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu ra nhiệm vu, giải pháp chủ yếu quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách, coi đây là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương như sau:

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
4. Quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách, coi đây là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương
...
- Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo... Thực hiện khoán quỹ lương gắn với mục tiêu tinh giản biên chế cho các cơ quan, đơn vị. Mở rộng cơ chế khoán kinh phí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Không gắn mức lương của cán bộ, công chức, viên chức với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chính sách, chế độ không có tính chất lương. Nghiên cứu quy định khoán các chế độ ngoài lương (xe ô tô, điện thoại...). Chỉ ban hành các chính sách, chế độ mới khi đã bố trí, cân đối được nguồn lực thực hiện.
...

Theo như nội dung nêu trên thì sắp tới khi thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024 cũng sẽ bãi bỏ khoản chi ngoài lương như tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo... của đối tượng cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, còn về lực lượng vũ trang không thấy đề cập đến.

Toàn bộ 5 bảng lương mới từ 1/7/2024 bỏ khoản chi ngoài lương với đối tượng nào khi cải cách tiền lương?

Toàn bộ 5 bảng lương mới từ 1/7/2024 bỏ khoản chi ngoài lương với đối tượng nào khi cải cách tiền lương?

Toàn bộ 5 bảng lương mới từ 01/7/2024 tính lương bằng những khoản nào khi cải cách tiền lương?

Theo Nghị quyết 104/2023/QH15, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ 01/7/2024.

Tại Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 có đưa ra những hạn chế bất cập như sau:

Chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động. Quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương. Có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ. Chưa phát huy được quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá và trả lương, thưởng, gắn với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Đồng thời, Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 có đưa ra nội dung cải cách về việc thiết kế 5 bảng lương mới khi cải cách tiền lương như sau:

Xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.

Theo đó, từ vấn đề bất cập về quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương thì từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì sẽ bãi bỏ cách tính lương cũ lương cơ sở nhân hệ số lương hiện nay thay vào đó xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm.

Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có đưa ra nội dung cải cách tiền lương về việc thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).

Như vậy, từ những nội dung nêu có có thể thấy dự kiến từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương 5 bảng mới tính lương bằng những khoản sau:

- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và

- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).

Ngoài ra, bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).

Cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được hưởng các khoản phụ cấp nào từ 01/7/2024?

Theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ có 9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang gồm có như sau:

- Phụ cấp kiêm nhiệm;

- Phụ cấp thâm niên vượt khung;

- Phụ cấp khu vực;

- Phụ cấp trách nhiệm công việc;

- Phụ cấp lưu động;

- Phụ cấp theo nghề;

- Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn;

- Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính;

- Phụ cấp áp dụng riêng đối với lực lượng vũ trang.

Bên cạnh đó tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu rõ như sau:

a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).

Theo đó, các khoản phụ cấp trên sẽ chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
3,214 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào