Tòa án nhân dân tối cao thực hiện kiểm tra công tác thi đua khen thưởng trong Tòa án nhân dân theo số liệu báo cáo từ 01/10/2021 đến 30/6/2022?
Nội dung, đối tượng, thời gian kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 trong Tòa án nhân dân?
Theo quy định tại Mục II Phần A Kế hoạch và thành lập ban hành kèm theo Quyết định 147/QĐ-TANDTC năm 2022 về Kế hoạch và thành lập Đoàn kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 trong Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành quy định về nội dung, đối tượng, thời gian kiểm tra cụ thể như sau:
(1) Nội dung
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Tòa án nhân dân về công tác thi đua, khen thưởng; việc ban hành các văn bản chỉ đạo, quy định, hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng.
- Việc tổ chức phát động, triển khai tổ chức thực hiện các phong trào thi đua của Tòa án nhân dân, cụ thể: phong trào thi đua “Vì Công lý”; phong trào thi đua “Tòa án nhân dân cùng cả nước chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”; phong trào thi đua 6 tháng cuối năm 2022... gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, các sự kiện chính trị, ngày lễ, kỷ niệm của đất nước, dân tộc và của Tòa án nhân dân (xây dựng kế hoạch, tổ chức phát động, đăng ký, ký kết giao ước thi đua, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua).
- Việc hưởng ứng thực hiện các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương tổ chức phát động và các cuộc vận động của Trung ương, địa phương (báo cáo riêng từng phong trào thi đua).
- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu thi đua trong công tác chuyên môn; thực hiện 14 giải pháp nâng cao chất lượng công tác xét xử: triển khai thực hiện Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm; công bố bản án, quyết định trên cổng thông tin điện tử của Tòa án; tổ chức phiên tòa trực tuyến và các công tác khác của cơ quan, đơn vị (có biểu thống kê chi tiết).
- Công tác tuyên truyền và xây dựng điển hình tiên tiến (xây dựng kế hoạch, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân điển hình tiên tiến, số lượng điển hình tiên tiến được xây dựng, số lượng điển hình tiên tiến mới được phát hiện).
- Công tác khen thưởng (chấp hành các quy định về thủ tục, hồ sơ, quy trình bình xét, đề nghị khen thưởng, chỉ tiêu thi đua, khen thưởng; việc quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng. Số lượng tập thể, cá nhân được khen thưởng; các hình thức khen thưởng; tỷ lệ cá nhân không giữ chức vụ được khen thưởng...).
(2) Đối tượng
Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân và Thủ trưởng các đơn vị Cụm trưởng Cụm thi đua Tòa án nhân dân năm 2022 thống nhất đối tượng các đơn vị thành viên trong Cụm được kiểm tra theo tiêu chí sau:
- Đơn vị có bề dày thành tích, nhiều năm đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước của Tòa án nhân dân và đã được khen thưởng cao.
- Đơn vị có nhiều phong trào thi đua nổi trội, điển hình, có nhiều kinh nghiệm hay; sáng kiến, mô hình mới; cách làm hiệu quả trong tổ chức, phát động phong trào thi đua, giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn.
- Đơn vị tổ chức, phát động phong trào thi đua còn hình thức, chung chung, chưa hiệu quả, nhiều năm chưa có thành tích cao, chưa đạt các chỉ tiêu thi đua, nhiệm vụ công tác chuyên môn.
(3) Thời gian
- Thời gian kiểm tra: dự kiến trong tháng 7-8 năm 2022. Thời gian cụ thể sẽ có thông báo sau.
- Mốc thời gian lấy số liệu báo cáo từ ngày 01/10/2021 đến ngày 30/6/2022.
Tòa án nhân dân tối cao thực hiện kiểm tra công tác thi đua khen thưởng trong Tòa án nhân dân theo số liệu báo cáo từ 01/10/2021 đến 30/6/2022?
Phương pháp kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 trong Tòa án nhân dân?
Tại Mục III Phần A Kế hoạch và thành lập ban hành kèm theo Quyết định 147/QĐ-TANDTC năm 2022 về Kế hoạch và thành lập Đoàn kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 trong Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành quy định về phương pháp kiểm tra cụ thể như sau:
(1) Kiểm tra gián tiếp
- Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra của Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân tiến hành tự kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng đối với các đơn vị thuộc quyền quản lý theo nội dung nêu tại điểm 1 Mục II Phần A. Kế hoạch kiểm tra và báo cáo kết quả tự kiểm tra (theo Đề cương gửi kèm); giới thiệu đơn vị đề nghị kiểm tra (theo các tiêu chí tại điểm 2 Mục II Phần A. Kế hoạch kiểm tra) gửi về Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Thi đua-Khen thưởng) trước ngày 05/7/2022 để tổng hợp, đánh giá, thống nhất lựa chọn đối tượng đơn vị được kiểm tra.
- Trên cơ sở báo cáo và đề nghị của các đơn vị, Thường trực Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Tòa án nhân dân sẽ phối hợp cùng với Thủ trưởng đơn vị Cụm trưởng Cụm thi đua Tòa án nhân dân năm 2022 xem xét, quyết định đối tượng các đơn vị được kiểm tra trực tiếp.
(2) Kiểm tra trực tiếp
- Đoàn kiểm tra nghe đại diện đơn vị được kiểm tra báo cáo kết quả công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị;
- Đại diện lãnh đạo đơn vị được kiểm tra, Thường trực Hội đồng Thi đua-Khen thưởng cơ sở bổ sung báo cáo (nếu có);
- Các thành viên Đoàn kiểm tra trực tiếp kiểm tra hệ thống sổ sách, tài liệu, số liệu và các văn bản liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị được kiểm tra; đồng thời, cùng đại diện đơn vị được kiểm tra thảo luận, trao đổi những vấn đề cần làm rõ trong báo cáo;
- Trưởng Đoàn kiểm tra nhận xét sơ bộ kết quả công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị; đưa ra kiến nghị, đề xuất khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế trong công tác thi đua, khen thưởng; chỉ đạo hoàn thiện Kết luận kiểm tra, báo cáo lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Tòa án nhân dân xem xét, phê duyệt và gửi cho đơn vị được kiểm tra đế tổ chức rút kinh nghiệm, thực hiện các biện pháp khắc phục theo kiến nghị của Đoàn kiểm tra.
Thành lập Đoàn kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 trong Tòa án nhân dân?
Việc thành lập Đoàn kiểm tra được quy định tại Mục I Phần B Kế hoạch và thành lập ban hành kèm theo Quyết định 147/QĐ-TANDTC năm 2022 về Kế hoạch và thành lập Đoàn kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 trong Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành quy định cụ thể như sau:
* Thành phần Đoàn kiểm tra
- Trưởng đoàn: Đại diện lãnh đạo Vụ Thi đua - Khen thưởng, Tòa án nhân dân tối cao.
- Các thành viên: Đại diện lãnh đạo đơn vị Trưởng cụm và Phó Trưởng cụm thi đua năm 2022; đại diện Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao; Chuyên viên Vụ Thi đua - Khen thưởng (là Thư ký đoàn).
(Giao cho Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng chủ động đề cử và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Thành viên trong Đoàn kiểm tra sau khi thống nhất với Thủ trưởng đơn vị Trưởng Cụm, Phó Trưởng Cụm thi đua và Ban Thanh tra).
* Nhiệm vụ của Đoàn kiểm tra
- Xây dựng kế hoạch, chương trình làm việc, lịch kiểm tra chi tiết;
- Chuẩn bị đầy đủ văn bản, tài liệu liên quan đến công tác kiểm tra và thông báo cho đơn vị được kiểm tra biết trước khi tiến hành kiểm tra;
- Tiến hành kiểm tra trực tiếp theo kế hoạch kiểm tra;
- Tổng hợp kết quả kiểm tra báo cáo lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao cho ý kiến trước khi ban hành kết luận kiểm tra chính thức.
* Trách nhiệm của Đơn vị được kiểm tra
- Tổ chức quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung của Kế hoạch kiểm tra đến toàn thể đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của đơn vị; xây dựng kế hoạch và tổ chức tự kiểm tra đối với đơn vị trực thuộc.
- Xây dựng báo cáo kết quả công tác thi đua, khen thưởng của cơ quan, đơn vị (theo Đề cương gửi kèm) gửi về Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Thi đua-Khen thưởng) theo thời gian tại điểm 1 Mục III Phần A. Kế hoạch kiểm tra.
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, sổ sách, văn bản và các tài liệu có liên quan để phục vụ công tác kiểm tra. Sắp xếp, cử cán bộ làm đầu mối liên lạc và cử đúng thành phần tham dự, làm việc cùng với Đoàn kiểm tra (đại diện cấp ủy đảng, đại diện lãnh đạo đơn vị, thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể: công đoàn, đoàn thanh niên...) và cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng của cơ quan, đơn vị. Đối với đơn vị được kiểm tra là Tòa án nhân dân cấp huyện, Thường trực Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Tòa án nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tham dự đầy đủ các buổi kiểm tra trực tiếp.
Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh về Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Thi đua-Khen thưởng) để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.