Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 01-ĐK-TCT cho tổ chức theo Thông tư 105? Hướng dẫn cách ghi tờ khai 01-ĐK-TCT ra sao?

Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 01-ĐK-TCT theo Thông tư 105? Hướng dẫn cách ghi tờ khai 01-ĐK-TCT ra sao? Câu hỏi của bạn G.Q ở Hà Nội

Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 01-ĐK-TCT theo Thông tư 105?

Tờ khai đăng ký thuế dùng cho tổ chức thực hiện theo mẫu số 01-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC, có dạng như sau:

Tải Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 01-ĐK-TCT tại đây: tải

Xem thêm:

>>> Hạn chót nộp tờ khai thuế quý 2 năm 2024 và hồ sơ khai thuế kỳ tháng 6/2024

Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 01-ĐK-TCT cho tổ chức theo Thông tư 105? Hướng dẫn cách ghi tờ khai 01-ĐK-TCT?

Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 01-ĐK-TCT cho tổ chức theo Thông tư 105? Hướng dẫn cách ghi tờ khai 01-ĐK-TCT?

Hướng dẫn cách ghi tờ khai 01-ĐK-TCT?

Theo hướng dẫn cách ghi tờ khai tại mẫu 01-ĐK-TCT như sau:

Người nộp thuế phải tích chọn vào một trong các ô thích hợp trước khi kê khai vào phần thông tin chi tiết, cụ thể như sau:

- “Tổ chức SXKD”: tích chọn trong trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC,

- “Tổ chức không kinh doanh”: tích chọn trong trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế theo quy định tại Khoản 6 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC.

- “Tổ chức được hoàn thuế”: tích chọn trong trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế theo quy định tại Khoản 6 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC.

- “Hợp đồng dầu khí”: tích chọn trong trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế theo quy định tại Khoản 2a Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC.

- “Tổ chức nước ngoài kinh doanh tại chợ biên giới, cửa khẩu”: tích chọn trong trường hợp người nộp thuế là tổ chức của nước có chung biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đăng ký thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC.

Thông tin chi tiết gồm:

(1) Tên người nộp thuế: Ghi rõ ràng, đầy đủ bằng chữ in hoa tên tổ chức theo Quyết định thành lập hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với tổ chức Việt Nam) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với tổ chức của nước có chung biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam).

(2) Địa chỉ trụ sở chính: Ghi rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/xóm/ấp/thôn, phường/xã/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố. Nếu có số điện thoại, số Fax thì ghi rõ mã vùng - số điện thoại/số Fax theo thông tin địa chỉ sau:

- Địa chỉ trụ sở chính của tổ chức

- Địa chỉ nơi kinh doanh trong chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ khu kinh tế cửa khẩu đối với tổ chức của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam.

- Địa chỉ nơi diễn ra hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí đối với hợp đồng dầu khí.

(3) Địa chỉ nhận thông báo thuế: Nếu tổ chức có địa chỉ nhận các thông báo của cơ quan thuế khác với địa chỉ của trụ sở chính thì ghi rõ địa chỉ nhận thông báo thuế để cơ quan thuế liên hệ.

(4) Quyết định thành lập:

- Đối với tổ chức có quyết định thành lập: Ghi rõ số quyết định, ngày ban hành quyết định và cơ quan ban hành quyết định.

- Đối với Hợp đồng dầu khí: Ghi rõ số hợp đồng, ngày ký hợp đồng, để trống phần cơ quan ra quyết định.

(5) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấp tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp: Ghi rõ số, ngày cấp và cơ quan cấp Giấy chứng nhận ĐKKD của nước có chung biên giới với Việt Nam cấp (đối với tổ chức của nước có chung biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam), Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với tổ chức của Việt Nam).

Riêng thông tin "cơ quan cấp" Giấy chứng nhận ĐKKD: ghi tên nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam đã cấp Giấy chứng nhận ĐKKD (Lào, Campuchia, Trung Quốc).

(6) Đăng ký xuất nhập khẩu: Nếu tổ chức có hoạt động xuất, nhập khẩu thì đánh dấu “Có”, ngược lại đánh dấu “Không”.

(7) Ngành nghề kinh doanh chính: Ghi theo ngành nghề kinh doanh trên Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với tổ chức của Việt Nam) và Giấy chứng nhận ĐKKD (đối với tổ chức của nước có chung biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam). Người nộp thuế chỉ ghi 1 ngành nghề chính thực tế đang kinh doanh.

(8) Vốn điều lệ:

- Đối với Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh: Ghi theo vốn điều lệ Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc nguồn vốn trên Quyết định thành lập (ghi rõ loại tiền, phân loại nguồn vốn theo chủ sở hữu, tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số vốn).

- Đối với doanh nghiệp tư nhân: Ghi theo vốn đầu tư trên Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp (ghi rõ loại tiền).

- Đối với tổ chức của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam và tổ chức khác: Nếu trên Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận ĐKKD,... có vốn thì ghi, nếu không có vốn thì để trống thông tin này.

(9) Ngày bắt đầu hoạt động: Ngày bắt đầu hoạt động của tổ chức.

(10) Loại hình kinh tế: Tổ chức tự đánh dấu X vào 1 trong những ô tương ứng.

(11) Hình thức hạch toán kế toán về kết quả kinh doanh: Chỉ đánh dấu X vào một trong hai ô của chỉ tiêu này.

(12) Năm tài chính: Ghi rõ từ ngày, tháng đầu niên độ kế toán đến ngày, tháng cuối niên độ kế toán theo năm dương lịch hoặc năm tài chính.

(13) Thông tin về đơn vị chủ quản hoặc đơn vị quản lý trực tiếp: Ghi rõ tên, mã số thuế, địa chỉ của đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý tổ chức.

(14) Thông tin người đại diện theo pháp luật/chủ DNTN: kê khai thông tin chi tiết của người đại diện theo pháp luật của tổ chức (đối với tổ chức kinh tế và tổ chức khác trừ doanh nghiệp tư nhân) hoặc thông tin của chủ doanh nghiệp tư nhân.

(15) Các loại thuế phải nộp: Đánh dấu X vào những ô tương ứng với những sắc thuế mà tổ chức phải nộp.

(16) Phương pháp tính thuế GTGT: đánh dấu X vào một trong các ô của chỉ tiêu này.

(17) Thông tin về các đơn vị có liên quan:

- Nếu có đơn vị độc lập thì đánh dấu X vào ô “Có đơn vị độc lập”, sau đó phải kê khai vào phần “Bảng kê các đơn vị độc lập” mẫu số 01-ĐK-TCT-BK01.

- Nếu có đơn vị trực thuộc thì đánh dấu X vào ô “Có đơn vị trực thuộc”, sau đó phải kê khai vào “Bảng kê các đơn vị trực thuộc thuộc đối tượng cấp mã số thuế 13 số” mẫu số 01-ĐK-TCT-BK02 (đối với trường hợp phải cấp mã số thuế cho đơn vị trực thuộc) hoặc “Bảng kê các đơn vị trực thuộc, địa điểm kinh doanh không thuộc đối tượng cấp mã số thuế” mẫu số 01-ĐK-TCT-BK03 (đối với đơn vị trực thuộc không phải cấp mã số thuế).

- Nếu có địa điểm kinh doanh, kho hàng trực thuộc không có chức năng kinh doanh thì đánh dấu X vào ô “Có địa điểm kinh doanh, kho hàng trực thuộc”, sau đó phải kê khai vào phần “Bảng kê các đơn vị trực thuộc, địa điểm kinh doanh không thuộc đối tượng cấp mã số thuế” mẫu số 01-ĐK-TCT-BK03.

- Nếu có nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài thì đánh dấu X vào ô “Có nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài”, sau đó phải kê khai vào phần “Bảng kê các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài” mẫu số 01-ĐK-TCT-BK04.

- Nếu có nhà thầu, nhà đầu tư dầu khí thì đánh dấu X vào ô “Có nhà thầu, nhà đầu tư dầu khí”, sau đó phải kê khai vào phần “Bảng kê các nhà thầu, nhà đầu tư dầu khí” mẫu số 01-ĐK-TCT-BK05 (đối với hợp đồng dầu khí).

(18) Thông tin khác: Ghi rõ họ và tên, và số điện thoại liên lạc của Tổng giám đốc hoặc Giám đốc và Kế toán trưởng.

(19) Tài khoản ngân hàng: Nếu có tài khoản mở tại ngân hàng, kho bạc thì đánh dấu X vào ô “Có tài khoản ngân hàng”, sau đó phải kê khai vào phần “Bảng kê các tài khoản ngân hàng” mẫu số 01-ĐK-TCT-BK06.

(20) Tình trạng trước khi tổ chức lại tổ chức kinh tế (nếu có): Nếu tổ chức kinh tế đăng ký thuế do tổ chức lại của tổ chức kinh tế trước đó thì đánh dấu vào một trong các trường hợp: sáp nhập, hợp nhất, chia, tách và phải ghi rõ mã số thuế đã cấp trước đây của các tổ chức kinh tế bị sáp nhập, bị hợp nhất, bị chia, bị tách.

(21) Phần người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế ký, ghi rõ họ tên: Người nộp thuế hoặc người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế phải ký, ghi rõ họ tên vào phần này.

(22) Đóng dấu của người nộp thuế: Trường hợp người nộp thuế có con dấu tại thời điểm đăng ký thuế thì phải đóng dấu vào phần này. Trường hợp người nộp thuế không có con dấu tại thời điểm đăng ký thuế thì chưa phải đóng dấu trên tờ khai thuế. Khi người nộp thuế đến nhận kết quả phải bổ sung việc đóng dấu cho cơ quan thuế.

Thời hạn đăng ký thuế lần đầu được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:

Thời hạn đăng ký thuế lần đầu
1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thời hạn đăng ký thuế là thời hạn đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thời hạn đăng ký thuế là 10 ngày làm việc kể từ ngày sau đây:
a) Được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định thành lập;
b) Bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay; tổ chức nộp thay cho cá nhân theo hợp đồng, văn bản hợp tác kinh doanh;
d) Ký hợp đồng nhận thầu đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài kê khai nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế; ký hợp đồng, hiệp định dầu khí;
đ) Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân;
e) Phát sinh yêu cầu được hoàn thuế;
g) Phát sinh nghĩa vụ khác với ngân sách nhà nước.
3. Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm đăng ký thuế thay cho cá nhân có thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế trong trường hợp cá nhân chưa có mã số thuế; đăng ký thuế thay cho người phụ thuộc của người nộp thuế chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật trong trường hợp người phụ thuộc chưa có mã số thuế.

Như vậy, việc đăng ký thuế lần đầu thực hiện theo quy định nêu trên.

Theo đó, tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm đăng ký thuế thay cho cá nhân có thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế trong trường hợp cá nhân chưa có mã số thuế.

Đăng ký thuế thay cho người phụ thuộc của người nộp thuế chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật trong trường hợp người phụ thuộc chưa có mã số thuế.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
12,084 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào