Tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới phải có điều kiện như thế nào?

Tôi muốn hỏi tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới phải có điều kiện như thế nào? - câu hỏi của chị An (Hà Nội)

Tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới phải có điều kiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 89/2016/NĐ-CP (một số quy định bị bãi bỏ bởi Điều 5 Nghị định 16/2019/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 23/2023/NĐ-CP) quy định điều kiện của tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới như sau:

(1) Điều kiện để tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ:

Được tổ chức tín dụng được phép ủy quyền làm đại lý chi, trả ngoại tệ.

(2) Điều kiện để tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới:

- Điều kiện về trụ sở chính, chi nhánh:

+ Có trụ sở chính tại khu vực biên giới đất liền, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh biên giới; hoặc

+ Có trụ sở chính và chi nhánh tại khu vực biên giới đất liền, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn một tỉnh biên giới; hoặc

+ Có trụ sở chính tại tỉnh biên giới và chi nhánh tại khu vực biên giới đất liền, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn một tỉnh biên giới;

- Điều kiện về địa điểm đặt đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới: Có địa điểm đặt đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới tại khu vực biên giới đất liền, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn nơi tổ chức kinh tế có trụ sở chính hoặc chi nhánh;

- Có quy trình nghiệp vụ đổi tiền của nước có chung biên giới; có bảng thông báo tỷ giá công khai, bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền và tên đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới tại nơi giao dịch;

- Được tổ chức tín dụng ủy quyền ủy quyền làm đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới;

- Một tổ chức kinh tế chỉ được làm đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới cho một tổ chức tín dụng ủy quyền.

Tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới phải có điều kiện như thế nào?

Tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới phải có điều kiện như thế nào?

Điều kiện để tổ chức kinh tế được xem xét gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 89/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 23/2023/NĐ-CP) quy định điều kiện để tổ chức để tổ chức kinh tế được xem xét gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới như sau:

Điều kiện để tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận gia hạn đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ:

- Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 89/2016/NĐ-CP

- Văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ đã được cấp còn hiệu lực tối thiểu 30 ngày tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

- Không vi phạm chế độ báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong tối thiểu 04 quý từ thời điểm được cấp văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ hoặc văn bản chấp thuận gia hạn gần nhất đến thời điểm xin gia hạn.

Điều kiện để tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới xem xét gia hạn Giấy chứng nhận:

- Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 89/2016/NĐ-CP

- Giấy chứng nhận đã được cấp còn hiệu lực tối thiểu 30 ngày tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn;

- Không vi phạm chế độ báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tối thiểu 03 quý trong 01 năm từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận hoặc gia hạn Giấy chứng nhận gần nhất đến thời điểm xin gia hạn.

Nguyên tắc lập hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy chứng nhận ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 16/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Nguyên tắc lập hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy chứng nhận
1. Đối với thành phần hồ sơ là bản sao, tổ chức kinh tế được lựa chọn nộp bản sao có chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức kinh tế đó về tính chính xác của bản sao so với bản chính. Trường hợp tổ chức kinh tế nộp hồ sơ là bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu hồ sơ phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
2. Các thành phần hồ sơ là đơn đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy chứng nhận, báo cáo, hợp đồng đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới với tổ chức tín dụng ủy quyền phải do người đại diện hợp pháp của tổ chức kinh tế ký.”

Theo như quy định trên, nguyên tắc lập hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy chứng nhận phải tuân thủ theo quy định trên.

Nghị định 23/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
603 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào