Tổ chức kinh doanh phòng cháy chữa cháy có được giảng dạy và huấn luyện phòng cháy chữa cháy không?
Tổ chức kinh doanh phòng cháy chữa cháy có được giảng dạy và huấn luyện phòng cháy chữa cháy không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9a được bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 sau Điều 9 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 có nội dung:
Kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
1. Kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, bao gồm:
a) Tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát; tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật; thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy; tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy;
b) Huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
c) Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy.
...
Tại khoản 4 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định:
Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
...
4. Trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý;
b) Cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân có nhu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thì đề nghị cơ quan Công an hoặc cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đã được xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện. Kinh phí tổ chức huấn luyện do cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân tham gia huấn luyện chịu trách nhiệm.
...
Như vậy, giảng dạy và huấn luyện phòng cháy chữa cháy hay huấn luyện, bồi dưỡng (hướng dẫn) nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy là một trong những loại hình kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy và tổ chức kinh doanh phòng cháy chữa cháy với loại hình cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đã được xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy sẽ có thẩm quyền và trách nhiệm huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy khi cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân có nhu cầu.
Tổ chức kinh doanh phòng cháy chữa cháy có được giảng dạy và huấn luyện phòng cháy chữa cháy không? (Hình ảnh từ Internet)
Đối tượng nào phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì các đối tượng bao gồm:
+ Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy;
+ Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
+ Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
+ Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
+ Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
+ Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
+ Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.
Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì các điều kiện như sau:
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là cơ sở kinh doanh), gồm: Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chi nhánh, cơ sở trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đơn vị sự nghiệp của các cơ quan, tổ chức; hộ kinh doanh.
- Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh phải có văn bằng hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy và là người có tên tại một trong các văn bản sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp.
Trường hợp người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh là người nước ngoài, đã có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy hoặc chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp thì phải có văn bản hợp pháp hóa lãnh sự.
- Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy:
+ Đối với cơ sở kinh doanh về huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy: Có phương tiện, thiết bị phục vụ huấn luyện, địa điểm tổ chức huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
- Đối với cơ sở kinh doanh về huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy phải có ít nhất 01 người có trình độ đại học trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
- Các cá nhân phải tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơ sở đó.
Cá nhân đã sử dụng văn bằng, chứng chỉ để bảo đảm cho một cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy thì không được sử dụng văn bằng, chứng chỉ đó để bảo đảm cho cơ sở khác đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.