Tố cáo và tố giác khác nhau như thế nào? Có những biện pháp nào để bảo vệ người tố giác thực hiện quyền của mình?

"Cho tôi hỏi giữa tố cáo và tố giác khác nhau như thế nào? Có các biện pháp nào bảo vệ người tố giác thực hiện quyền của mình?" Câu hỏi của bạn Trúc Mai đến từ Cà Mau.

Tố cáo là gì? Tố giác là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 quy định tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Căn cứ Điều 144 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

- Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

- Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Tố cáo và tố giác khác nhau như thế nào? Có các biện pháp nào bảo vệ người tố giác thực hiện quyền của mình?

Tố cáo và tố giác khác nhau như thế nào? Có những biện pháp nào để bảo vệ người tố giác thực hiện quyền của mình? (Hình từ internet)

Tố cáo và tố giác khác nhau như thế nào?

Tiêu chí

Tố cáo

Tố giác

Cơ sở pháp lý

Luật Tố cáo 2018

Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Chủ thể

Là cá nhân. Người tố cáo phải có tên tuổi, địa chỉ rõ ràng. Người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình, trường hợp tố cáo sai sự thật thì tùy theo mức độ có thể bị xử lý về hành chính hoặc hình sự.

Là cá nhân. Người tố giác là người cho rằng có một hành vi vi phạm pháp luật đã xảy ra hoặc có thể xảy ra và quan trọng nhất, là phải "có dấu hiệu của tội phạm". Pháp luật hiện hành cũng đặt ra trách nhiệm của người tố giác đối với nội dung tố giác. Nếu cố ý tố giác sai sự thật thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý, có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối tượng

Hành vi vi phạm pháp luật trong tố cáo nằm trong mọi lĩnh vực, không phân biệt tính chất, mức độ vi phạm.

Hành vi vi phạm pháp luật trong tố giác có thể cấu thành tội phạm. Hành vi này phải "có dấu hiệu của tội phạm" tương ứng một tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.

Cơ quan điều tra;

Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

Viện kiểm sát giải quyết tố giác trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nhận văn bản yêu cầu mà không được khắc phục.

Thời hạn xử lý

Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.

Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.

Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

(Điều 30 Luật Tố cáo 2018)

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được việc tố giác, cơ quan điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự, hoặc tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác.

Nếu sự việc bị tố giác có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh nhiều nơi, thời hạn giải quyết tố giác kéo dài không quá 2 tháng, hoặc Viện Kiểm sát có thể gia hạn một lần (nhưng cũng không quá 2 tháng).

(Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

Hậu quả pháp lý

Tố cáo là quyền của công dân, tức là mọi người có thể tố cáo cũng có thể không, trong một số trường hợp nếu thấy không cần thiết thì không cần phải tố cáo. Tố cáo chỉ phát sinh quan hệ pháp lý khi công dân trực tiếp hoặc gửi đơn tố cáo đến cơ quan, cá nhân có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm. Nếu công dân không tố cáo thì cho dù hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, cá nhân khác bị phát giác thì công dân không phải chịu trách nhiệm gì cả.

Đây là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, chính vì thế mà quan hệ pháp lý phát sinh ngay từ thời điểm tội phạm có dấu hiệu xảy ra. Khi công dân biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về "Tội không tố giác tội phạm".

Các biện pháp bảo vệ người tố giác hiện nay?

Căn cứ Điều 486 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định các biện pháp bảo vệ người tố giác như sau:

"Điều 486. Các biện pháp bảo vệ
1. Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp dụng những biện pháp sau đây để bảo vệ họ:
a) Bố trí lực lượng, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để canh gác, bảo vệ;
b) Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ để bảo đảm an toàn cho họ;
c) Giữ bí mật và yêu cầu người khác giữ bí mật các thông tin liên quan đến người được bảo vệ;
d) Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập; thay đổi tung tích, lý lịch, đặc điểm nhân dạng của người được bảo vệ, nếu được họ đồng ý;
đ) Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người được bảo vệ; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại theo quy định của pháp luật;
e) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc áp dụng, thay đổi các biện pháp bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ."

Theo đó, để đảm bảo quyền tố giác phải thực hiện các biện pháp trên để bảo vệ người tố giác, góp phần phòng chống tội phạm hiện nay.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

26,807 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào