Tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp ở Việt Nam diễn biến ra sao? Mức phạt hành vi khai thác bất hợp pháp là bao nhiêu?
Tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp ở Việt Nam diễn biến ra sao?
Theo Mục I Thông báo 54/TB-VPCP, Phó Thủ tướng Chính phủ đã đánh giá chung về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU và tồn tại thực trạng việc khai thác hải sản trái phép hiện nay như sau:
- Ghi nhận sự cố gắng của các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU, khắc phục các tồn tại, hạn chế mà Đoàn Thanh tra lần thứ 4 của Ủy ban châu Âu (EC) đã chỉ ra;
Đánh giá cao và biểu dương tỉnh Kiên Giang là tỉnh đầu tiên đã tiến hành xét xử vụ án môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.
- Tuy nhiên, xét về tổng thể đến nay tại một số địa phương vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế chậm khắc phục, chưa bảo đảm tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU, như:
+ Tình trạng tàu cá, ngư dân khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài vẫn tiếp tục xảy ra, diễn biến phức tạp;
+ Việc kiểm soát, xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác chưa hiệu quả;
+ Chưa quản lý, kiểm soát được tàu cá “03 không”;
+ Cơ quan, lực lượng chức năng tại địa phương chưa thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ trong điều tra, xác minh, xử phạt các hành vi khai thác IUU như khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, ngắt kết nối hoặc gửi, vận chuyển thiết bị VMS trái phép, vi phạm về Nhật ký khai thác, tàu cá hoạt động khai thác sai vùng… dẫn đến kết quả còn rất hạn chế, chưa đồng bộ giữa các địa phương, không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
- Đợt thanh tra lần thứ 5 (dự kiến vào tháng 4 năm 2024) là thời điểm quyết định để gỡ cảnh báo Thẻ vàng của EC trong năm 2024. Vì vậy, yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, cơ quan có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết dứt điểm các tồn tại, hạn chế hiện nay;
Trong đó chú trọng thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm từ nay đến ngày 30 tháng 4 năm 2024.
Như vậy, tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp ở Việt Nam vẫn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế và đang bị áp dụng chế tài cảnh báo Thẻ vàng của EC về việc khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
Tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp ở Việt Nam diễn biến ra sao? Mức phạt hành vi khai thác bất hợp pháp là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm đặt ra đối với việc chống khai thác IUU là gì?
Theo Mục II Thông báo 54/TB-VPCP đặt ra nhiệm vụ , giải pháp cấp bách, trọng tâm đối với việc chống khai thác IUU như sau:
- Yêu cầu các ban, bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tập trung cao điểm, huy động các nguồn lực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU theo đúng chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (đặc biệt là Công điện 1058/CĐ-TTg 2023), các kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU và các văn bản khác có liên quan;
+ Tuyệt đối không lơ là, chủ quan; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong thi hành công vụ, vi phạm quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến nỗ lực chung gỡ Thẻ vàng của EC trên cả nước;
+ Kịp thời động viên, khen thưởng, khích lệ các tấm gương điển hình trong chống khai thác IUU;
+ Tập trung thực hiện các giải pháp hiệu quả, quyết tâm thực hiện mục tiêu từ nay đến tháng 4 năm 2024 không còn tình trạng tàu cá Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài;
+ Đồng loạt điều tra, đưa ra xét xử các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài tương tự như trường hợp đã xét xử tại tỉnh Kiên Giang để răn đe, tuyên truyền.
Bên cạnh đó, Chính phủ còn đặt ra các nhiệm vụ cụ thể đối với từng cơ quan, bộ, ngành địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU.
Nhà nước đã có những chính sách đầu tư nào cho hoạt động thủy sản?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Thủy sản 2017 có nêu rõ như sau:
Chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy sản
1. Nhà nước có chính sách đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Nghiên cứu, điều tra, đánh giá, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi hệ sinh thái thủy sinh; lưu giữ giống gốc của loài thủy sản bản địa, đặc hữu có giá trị kinh tế, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
b) Xây dựng cảng cá loại I, loại II, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; hạng mục hạ tầng thiết yếu của khu bảo tồn biển; hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống thủy sản tập trung;
c) Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát hoạt động của tàu cá trên biển; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
2. Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
a) Phát triển khoa học và công nghệ, trong đó ưu tiên công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong lĩnh vực tạo giống thủy sản; sản xuất sản phẩm thủy sản quốc gia, sản phẩm thủy sản chủ lực; sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; công nghệ chế biến phụ phẩm thành thực phẩm hoặc làm nguyên liệu cho ngành kinh tế khác;
b) Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề trong hoạt động thủy sản;
c) Thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
d) Xây dựng trung tâm nghề cá lớn;
đ) Mua bảo hiểm nuôi trồng thủy sản trên biển và hải đảo; bảo hiểm thuyền viên; bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị cho tàu cá khai thác thủy sản trên biển từ vùng khơi trở ra;
e) Phát triển hoạt động thủy sản từ vùng khơi trở ra; khôi phục sản xuất khi có sự cố môi trường, thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ ngư dân trong thời gian cấm khai thác thủy sản, chuyển đổi nghề nhằm giảm cường lực khai thác thủy sản ven bờ;
....
Theo đó, trong hoạt động thủy sản nhà nước đã có những chính sách đầu tư bao gồm;
- Nghiên cứu, điều tra, đánh giá, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi hệ sinh thái thủy sinh; lưu giữ giống gốc của loài thủy sản bản địa, đặc hữu có giá trị kinh tế, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
- Xây dựng cảng cá loại I, loại II, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; hạng mục hạ tầng thiết yếu của khu bảo tồn biển; hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống thủy sản tập trung;
- Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát hoạt động của tàu cá trên biển; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.