Tình tiết như thế nào được xem là tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm điều lệnh Công an nhân dân?

Cho tôi hỏi: Tình tiết như thế nào được xem là tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm điều lệnh Công an nhân dân? Câu hỏi của anh Phương đến từ Thái Bình.

Tình tiết như thế nào được xem là tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm điều lệnh Công an nhân dân?

Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 Thông tư 02/2021/TT-BCA quy định như sau:

Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ
1. Những tình tiết tăng nặng:
a) Có hành vi, lời nói gây cản trở, đối phó hoặc không chấp hành việc kiểm tra theo yêu cầu của Tổ kiểm tra điều lệnh;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hoặc bao che, không xử lý vi phạm hoặc xử lý không đúng hành vi vi phạm theo quy định;
c) Vi phạm nhiều lần trong năm;
d) Không tự giác nhận khuyết điểm, có hành vi né tránh, che giấu vi phạm; khai báo không trung thực, ngăn cản người khác cung cấp chứng cứ vi phạm, cản trở việc xác minh, xử lý vi phạm hoặc có hành vi đe dọa, trù dập người tố cáo.
2. Những tình tiết giảm nhẹ:
a) Chủ động báo cáo hành vi vi phạm của mình với tổ chức, tự giác nhận khuyết điểm, thành khẩn, nhận thức rõ sai phạm;
b) Có hành động ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của việc vi phạm; kịp thời khắc phục, sửa chữa;
c) Vi phạm do nguyên nhân khách quan;
d) Tích cực tham gia vào các tổ chức, hoạt động phong trào của đơn vị, có thành tích được khen thưởng.
3. Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ là một trong những căn cứ để đề nghị tăng hoặc giảm mức xử lý. Trường hợp tình tiết tăng nặng nhiều hơn tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng hình thức xử lý cao hơn một bậc so với hình thức xử lý của hành vi đó; trường hợp tình tiết tăng nặng ít hơn tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng hình thức xử lý thấp hơn một bậc so với hình thức xử lý của hành vi đó.

Như vậy theo quy định trên tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm điều lệnh Công an nhân dân bao gồm:

- Những tình tiết tăng nặng:

+ Có hành vi, lời nói gây cản trở, đối phó hoặc không chấp hành việc kiểm tra theo yêu cầu của Tổ kiểm tra điều lệnh.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hoặc bao che, không xử lý vi phạm hoặc xử lý không đúng hành vi vi phạm theo quy định.

+ Vi phạm nhiều lần trong năm.

+ Không tự giác nhận khuyết điểm, có hành vi né tránh, che giấu vi phạm; khai báo không trung thực, ngăn cản người khác cung cấp chứng cứ vi phạm, cản trở việc xác minh, xử lý vi phạm hoặc có hành vi đe dọa, trù dập người tố cáo.

- Những tình tiết giảm nhẹ:

+ Chủ động báo cáo hành vi vi phạm của mình với tổ chức, tự giác nhận khuyết điểm, thành khẩn, nhận thức rõ sai phạm.

+ Có hành động ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của việc vi phạm; kịp thời khắc phục, sửa chữa.

+ Vi phạm do nguyên nhân khách quan.

+ Tích cực tham gia vào các tổ chức, hoạt động phong trào của đơn vị, có thành tích được khen thưởng.

Tình tiết như thế nào được xem là tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm điều lệnh Công an nhân dân?

Tình tiết như thế nào được xem là tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm điều lệnh Công an nhân dân? (Hình từ Internet)

Hình thức xử lý vi phạm điều lệnh Công an nhân dân là gì?

Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 02/2021/TT-BCA quy định hình thức xử lý vi phạm điều lệnh Công an nhân dân như sau:

- Đối với đơn vị vi phạm điều lệnh:

+ Phê bình.

+ Hạ bậc danh hiệu thi đua năm.

+ Không xét tặng danh hiệu thi đua năm.

- Đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh:

+ Phê bình.

+ Hạ bậc danh hiệu thi đua năm.

+ Không xét tặng danh hiệu thi đua năm.

+ Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.

+ Khiển trách.

+ Cảnh cáo.

+ Giáng cấp bậc hàm, hạ bậc lương.

+ Cách chức, giáng chức.

+ Tước danh hiệu Công an nhân dân.

Trường hợp nào chưa xem xét xử lý vi phạm điều lệnh Công an nhân dân?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 02/2021/TT-BCA quy định như sau:

Trường hợp chưa xem xét xử lý, không xử lý vi phạm
1. Chưa xem xét xử lý vi phạm
a) Đang trong thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện, có xác nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên;
b) Đang trong thời gian bị đình chỉ công tác;
c) Cán bộ, chiến sĩ nữ đang nghỉ chế độ thai sản.
2. Không xử lý vi phạm
a) Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi khi vi phạm điều lệnh; được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm điều lệnh trong trường hợp bất khả kháng;
b) Phải chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của lãnh đạo, chỉ huy mà trước đó đã kiến nghị thay đổi với người ra chỉ thị, mệnh lệnh nhưng không được chấp nhận.

Như vậy theo quy định trên, chưa xem xét xử lý vi phạm điều lệnh Công an nhân dân trong trường hợp:

- Đang trong thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện, có xác nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên.

- Đang trong thời gian bị đình chỉ công tác.

- Cán bộ, chiến sĩ nữ đang nghỉ chế độ thai sản.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

777 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào