Tiêu hủy tiền mặt có cần hạch toán không? Việc hạch toán tiêu hủy tiền gồm những nội dung nào?

Cho tôi hỏi: Tiêu hủy tiền mặt có cần hạch toán không? Việc hạch toán tiêu hủy tiền gồm những nội dung nào? - Thắc mắc của chị Ngọc Nga gửi từ Quảng Bình.

Tiêu hủy tiền mặt có cần hạch toán không? Việc hạch toán tiêu hủy tiền gồm những nội dung nào?

Căn cứ nội dung quy định tại Điều 22 Thông tư 03/2020/TT-NHNN như sau:

Thu, chi về tiêu hủy tiền
1. Hàng năm, Cục Phát hành và Kho quỹ, Chi cục Phát hành và Kho quỹ tổng hợp, lập dự toán thu, chi phục vụ tiêu hủy tiền gửi Vụ Tài chính – Kế toán theo quy định.
2. Các khoản thu, chi về tiêu hủy tiền được hạch toán theo quy định hiện hành.

Theo đó, khi tiêu hủy tiền mặt, các khoản thu, chi trong quá trình tiêu hủy tiền cần được hạch toán theo quy định pháp luật.

Căn cứ Thông tư 25/2022/TT-NHNN về quy định chế độ kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Việc hạch toán tiêu hủy tiền mặt được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Thông tư 25/2022/TT-NHNN. Cụ thể như sau:

(1) Hạch toán, theo dõi tiền giao đi tiêu hủy

STT

Trường hợp

Xử lý

1

Tiêu hủy tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành

Căn cứ Quyết định của Thống đốc NHNN về số lượng, giá trị của các loại tiền phải tiêu hủy, lệnh điều chuyển, phiếu xuất kho (tương ứng với từng loại tiền theo lệnh điều chuyển giao đi tiêu hủy), Vụ Tài chính - Kế toán hạch toán:

Nợ TK 40100101 - Tiền cotton phát hành

Hoặc/và Nợ TK 40100102 - Tiền polymer phát hành

Hoặc/và Nợ TK 40100200 - Tiền kim loại phát hành

Có TK 10100102 - Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông

Hoặc/và Có TK 10100103 - Tiền đình chỉ lưu hành

Hoặc/và Có TK 10100104 - Tiền bị phá hoại thuộc Quỹ dự trữ phát hành

Căn cứ phiếu nhập kho tiền tiêu hủy, biên bản giao nhận tiền giữa kho tiền Trung ương và Hội đồng tiêu hủy, bộ phận kế toán hạch toán theo dõi ngoại bảng tiền giao đi tiêu hủy:

Nợ TK 001005 - Tiền giao đi tiêu hủy

(sổ theo dõi: Từng loại tiền đã giao đi tiêu hủy)

2

Tiêu hủy tiền không thuộc Quỹ dự trữ phát hành

Căn cứ Quyết định của Thống đốc NHNN về tiêu hủy tiền mẫu, tiền giả, tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá, lệnh điều chuyển (đối với tiêu hủy tiền mẫu), phiếu xuất kho, Vụ Tài chính - Kế toán hạch toán:

Có TK 00100401 - Tiền mẫu

(sổ theo dõi: Từng mẫu tiền đã công bố lưu hành)

Hoặc/và Có TK 00100404 - Tiền giả

Hoặc/và Có TK 00100405 - Tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá

Căn cứ biên bản giao nhận tiền, phiếu nhập kho tiền tiêu hủy, bộ phận kế toán hạch toán theo dõi ngoại bảng tiền giao đi tiêu hủy:

Nợ TK 001005 - Tiền giao đi tiêu hủy

(sổ theo dõi: Từng loại tiền đã giao đi tiêu hủy)

(2) Hạch toán kết quả tiêu hủy tiền

Chậm nhất là 10 ngày làm việc sau khi kết thúc năm tiêu hủy tiền, Hội đồng tiêu hủy phải gửi biên bản xác nhận kết quả tiêu hủy hoàn toàn về Vụ Tài chính - Kế toán.

Căn cứ biên bản xác nhận kết quả tiêu hủy hoàn toàn của Hội đồng tiêu hủy, Vụ Tài chính - Kế toán hạch toán số tiền đã tiêu hủy theo đúng số liệu trên biên bản:

Nợ TK 001006 - Tiền đã tiêu hủy

(sổ theo dõi: Từng loại tiền đã tiêu hủy)

Có TK 001005 - Tiền giao đi tiêu hủy

(sổ theo dõi: Từng loại tiền đã giao đi tiêu hủy tương ứng)

Hết đợt tiêu hủy, tài khoản 001005 - Tiền giao đi tiêu hủy hết số dư.

Như vậy, việc hạch toán tiêu hủy tiền mặt được thực hiện theo những nội dung nêu trên.

Tiêu hủy tiền mặt có cần hạch toán không? Việc hạch toán tiêu hủy tiền gồm những nội dung nào?

Tiêu hủy tiền mặt có cần hạch toán không? Việc hạch toán tiêu hủy tiền gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc tiêu hủy tiền mặt được quy định ra sao?

Căn cứ Thông tư 03/2020/TT-NHNN quy định về tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Nguyên tắc tiêu hủy tiền mặt được quy định tại Điều 4 Thông tư 03/2020/TT-NHNN với những nội dung sau:

- Đảm bảo an toàn tuyệt đối về tài sản và bí mật Nhà nước trong công tác tiêu hủy tiền.

- Tiền tiêu hủy được kiểm đếm chọn mẫu làm căn cứ để Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy quyết định tỉ lệ kiểm đếm từng loại tiền trước khi tiêu hủy.

- Tiêu hủy theo số tiền thực tế đã nhận từ Kho tiền Trung ương sau khi có kết quả kiểm đếm, phân loại của Hội đồng tiêu hủy.

- Tiền sau khi đã tiêu hủy thành phế liệu phải bảo đảm không thể khôi phục để sử dụng lại như tiền.

Như vậy, tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thực hiện theo 04 nguyên tắc nêu trên.

Quy định về hạch toán tiêu hủy tiền mặt khi nào được áp dụng?

Căn cứ theo nội dung quy định tại Điều 31 Thông tư 25/2022/TT-NHNN về hiệu như sau:

Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, Quyết định số 37/2007/QĐ-NHNN ngày 26/10/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành chế độ kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt hết hiệu lực thi hành.

Như vậy, theo khoản 1 Điều 31 Thông tư 25/2022/TT-NHNN nêu trên, các quy định về hạch toán tiêu hủy tiền mặt sẽ được đưa vào áp dụng từ ngày 15/02/2023.

Thông tư 25/2022/TT-NHNN sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,025 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào