Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở của Tòa án Nhân dân hàng năm thế nào?

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở của Tòa án Nhân dân hàng năm thế nào? - Câu hỏi của anh D.N (Bình Thuận).

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở của Tòa án Nhân dân hàng năm thế nào?

Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 01/2024/TT-TANDTC quy định tiêu chuẩn danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở của Tòa án Nhân dân hàng năm như sau:

Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng hàng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
b) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có sáng kiến được thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý công nhận theo đề nghị của Hội đồng Khoa học - Sáng kiến cơ sở hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu hoặc áp dụng có hiệu quả;
2. Không khen thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho những trường hợp có thành tích nhưng đã được dùng để khen thưởng “Giấy khen” hoặc các hình thức khen thưởng khác hàng năm (trừ trường hợp có quy định khác)

Như vậy, danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở của Tòa án Nhân dân hàng năm cho các cá nhân đặt các tiêu chuẩn sau:

- Đạt tiêu chuẩn danh hiệu Lao động tiên tiến

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có sáng kiến được thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý công nhận theo đề nghị của Hội đồng Khoa học - Sáng kiến cơ sở hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu hoặc áp dụng có hiệu quả.

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở của Tòa án Nhân dân hàng năm thế nào?

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở của Tòa án Nhân dân hàng năm thế nào? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến của Tòa án nhân dân thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 01/2024/TT-TANDTC quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến hàng năm cho cá nhân làm việc trong Tòa án Nhân dân như sau:

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên (việc công nhận mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với cá nhân thực hiện theo quy định của Đảng, pháp luật và của Tòa án nhân dân tối cao); đạt hoặc vượt các chỉ tiêu thi đua, có chất lượng và hiệu quả cao; đối với Thẩm phán, chấp hành tốt các quy định trong Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán, tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan không vượt quá tỷ lệ quy định của Tòa án nhân dân tối cao;

- Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật; có tỉnh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua và hoạt động xã hội;

- Tích cực học tập chính trị, văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ;

- Có đạo đức, lối sống lành mạnh.

Nguyên tắc khen thưởng trong Tòa án nhân dân là gì?

Theo Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-TANDTC quy định nguyên tắc khen thưởng trong Tòa án Nhân dân như sau:

- Dân chủ, chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời.

- Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen đến đó.

- Không xét hai hình thức khen thưởng (bao gồm cả danh hiệu thi đua) cho một đối tượng có cùng một thành tích đạt được; trừ trường hợp đạt thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất, khen thưởng quá trình cống hiến, khen thưởng theo niên hạn trong lực lượng vũ trang (nếu có).

Kết quả khen thưởng thành tích đột xuất, thi đua theo chuyên đề không dùng làm căn cứ để đề nghị cấp trên khen thưởng công trạng.

- Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng.

- Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.

- Khi bình xét khen thưởng hàng năm phải dựa trên kết quả đánh giá, xếp loại cá nhân, tập thể (theo quy định của Đảng, pháp luật về kiểm điểm và đánh giá xếp loại chất lượng hàng năm đối với cá nhân, tập thể trong hệ thống chính trị và quy định của Tòa án nhân dân tối cao).

- Khen thưởng phải căn cứ vào thành tích đạt được.

+ Thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn được khen thưởng mức cao hơn.

+ Chỉ lấy kết quả khen thưởng về thành tích cuối năm để làm căn cứ xét khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng (kết quả khen thưởng phong trào thi đua theo chuyên đề được ghi nhận và ưu tiên khi xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng).

+ Không cộng dồn thành tích đã khen của lần trước để đề nghị nâng mức khen thưởng lần sau. Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, cá nhân là người trực tiếp lao động, công tác, chiến đấu và có nhiều sáng tạo trong lao động, công tác.

- Khi xét khen thưởng đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo (hình thức khen thưởng người đứng đầu không cao hơn của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo trong năm công tác).

Nếu xét khen thưởng theo tiêu chí Thẩm phán thì căn cứ theo tiêu chí chung của Thẩm phán trong cơ quan, đơn vị.

- Chưa khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng cho cá nhân, tập thể trong thời gian cơ quan có thẩm quyền đang xem xét thi hành kỷ luật hoặc điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo, có vấn đề tham nhũng, tiêu cực được báo chí nêu đang được xác minh làm rõ.

Trường hợp cá nhân, tập thể bị kỷ luật, sau khi chấp hành xong thời gian kỷ luật, cá nhân, tập thể lập được thành tích thì thành tích khen thưởng được tính từ thời điểm chấp hành xong thời gian thi hành kỷ luật.

- Cá nhân, tập thể không được xét khen thưởng vì có bản án, quyết định bị huỷ, sửa, nhưng sau đó Hội đồng xét xử giám đốc thẩm kết luận việc hủy, sửa đó là chưa chính xác thì được xem xét, đề nghị khen thưởng bổ sung.

- Không xét khen thưởng đối với tập thể có cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc đang bị khởi tố hình sự.

Các tập thể có cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị xử lý kỷ luật khiển trách vẫn có thể được xét đề nghị khen thưởng nếu có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn khen thưởng khác; Hội đồng Thi đua-Khen thường cùng cấp xem xét, đề nghị thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định công nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền.

- Đối với nữ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung (trường hợp quy định tuổi nghỉ hưu cao hơn thì thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được thực hiện theo quy định chung).

Khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn của một hình thức khen thường thì ưu tiên khen thưởng cá nhân nữ, tập thể có tỷ lệ nữ cao hơn.

- Thời gian đề nghị khen thưởng cho lần tiếp theo được tính theo thời gian lập được thành tích ghi trong quyết định khen thưởng lần trước.

Đối với quyết định khen thưởng không ghi thời gian lập được thành tích thì thời gian đề nghị khen thưởng lần sau được tính theo thời gian ban hành quyết định khen thưởng lần trước.

- Cấp nào chủ trì phát động thi đua, khi tổng kết lựa chọn các điển hình, thì cấp đó khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng (đối với trường hợp thành tích xuất sắc, tiêu biểu, phạm vi ảnh hưởng rộng hơn cấp đó).

- Trường hợp tính số cá nhân hoặc số tập thể có kết quả là số thập phân thì được làm tròn số: Dưới 0,5 được tính là 0, từ 0,5 trở lên được tính là 1.

Thông tư 01/2024/TT-TANDTC có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 6 năm 2024.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

716 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào