Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8548:2011 về phương pháp kiểm nghiệm hạt giống cây trồng có phạm vi điều chỉnh như thế nào?
- TCVN 8548:2011 về phương pháp kiểm nghiệm hạt giống cây trồng có phạm vi điều chỉnh như thế nào?
- Lập mẫu phân tích hạt giống cây lương thực trong phòng kiểm nghiệm có những phương pháp nào?
- Yêu cầu chung trước khi lập mẫu trước khi lập mẫu phân tích trong phòng kiểm nghiệm đối với hạt giống cây lương thực là gì?
TCVN 8548:2011 về phương pháp kiểm nghiệm hạt giống cây trồng có phạm vi điều chỉnh như thế nào?
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8548:2011 được chuyển đổi từ 10 TCN 322:2003 thành tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006 và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8548:2011 do Cục Trồng trọt biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Theo đó, tiêu chuẩn này quy định các phương pháp kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng của các lô hạt giống cây lương thực, cây thực phẩm.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8548:2011 về phương pháp kiểm nghiệm hạt giống cây trồng có phạm vi điều chỉnh như thế nào? (Hình từ Internet)
Lập mẫu phân tích hạt giống cây lương thực trong phòng kiểm nghiệm có những phương pháp nào?
Căn cứ theo tiết 3.8.2 tiểu mục 3.8 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8548:2011 quy định như sau:
Phương pháp lấy mẫu và lập mẫu
...
3.8 Lập mẫu phân tích trong phòng kiểm nghiệm
...
3.8.2 Phương pháp lập mẫu
3.8.2.1 Phương pháp dùng thiết bị, dụng cụ chia mẫu
Phương pháp này thích hợp đối với tất cả các loại hạt giống, trừ một số loại hạt giống quá ráp. Các thiết bị, dụng cụ chia mẫu sẽ chia mẫu thành hai hoặc nhiều phần có khối lượng gần bằng nhau. Mẫu hạt giống được làm giảm bằng cách chia liên tiếp cho đến khi có khối lượng phù hợp.
3.8.2.2 Phương pháp chia đôi mẫu cải tiến
Sau khi trộn sơ bộ, rót đều hạt giống lên các ô lập phương có kích thước bằng nhau đặt bên trong một cái khay. Hệ thống các ô hình khối lập phương hở phía trên và cách một ô lại có một ô không có đáy. Mẫu được chia đôi liên tục như vậy cho đến khi có được một mẫu phân tích có khối lượng phù hợp.
3.8.2.3 Phương pháp dùng thìa
Được dùng để giảm mẫu trong phép thử bệnh hạt giống. Đối với các phép thử khác, phương pháp này chỉ được dùng hạn chế đối với những loài có hạt giống nhỏ hơn hạt lúa mì (Triticum spp.).
Sau khi trộn sơ bộ, rắc hạt đều lên khay, không lắc khay sau khi rắc. Một tay cầm thìa, một tay cầm xẻng và dùng cả hai để lấy từng phần nhỏ hạt giống tại ít nhất 5 vị trí ngẫu nhiên ở trên khay. Các phần hạt giống được lấy vừa đủ để lập mẫu phân tích có khối lượng phù hợp.
3.8.2.4 Phương pháp chia đôi mẫu bằng tay
Phương pháp này chỉ được dùng hạn chế đối với các chi hạt giống có vỏ ráp sau đây: Agrimonia, Andropogon, Anthoxanthum, Arrhenatherum, Astrebla, Beckmannia, Bouteloua, Brachiaria, Briza, Cenchrus, Chloris, Dichanthium, Digitaria, Echinochloa, Ehrharta, Elymus, Eragrostis, Gomphrena, Melinis, Oryza, Pennisetum (trừ P. glaucum), Psathyrostachis, Scabiosa, Sorghastrum, Stylosanthes (trừ S. guianensis), Taeniatherum, Trisetum.
Đối với các loài khác, phương pháp này chỉ được dùng để lập mẫu phân tích trong phòng kiểm nghiệm cho phép thử bệnh hạt giống.
Đổ mẫu lên một mặt phẳng sạch, trộn đều hạt bằng một cái thìa có mép thẳng, chia mẫu thành 8 phần, gộp các phần xen kẽ nhau để có hai nửa mẫu (gộp các phần thứ nhất, thứ ba, thứ năm, thứ bảy thành một nửa mẫu, gộp các phần thứ hai, thứ bốn, thứ sáu và thứ tám thành một nửa mẫu thứ hai). Lặp lại theo cách thức như vậy cho đến khi có khối lượng mẫu theo phù hợp.
...
Theo đó, khi lập mẫu phân tích hạt giống cây lương thực trong phòng kiểm nghiệm có những phương pháp sau:
- Phương pháp dùng thiết bị, dụng cụ chia mẫu;
- Phương pháp chia đôi mẫu cải tiến;
- Phương pháp dùng thìa;
- Phương pháp chia đôi mẫu bằng tay.
Yêu cầu chung trước khi lập mẫu trước khi lập mẫu phân tích trong phòng kiểm nghiệm đối với hạt giống cây lương thực là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3.1 và tiết 3.8.1 tiểu mục 3.8 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8548:2011 quy định về phương pháp lấy mẫu và lập mẫu như sau:
Phương pháp lấy mẫu và lập mẫu
3.1 Nguyên tắc
Mẫu phải được lấy ngẫu nhiên, xác suất có mặt của các thành phần trong mẫu là đại diện cho lô hạt giống. Sau khi lấy và lập mẫu, mẫu phải có khối lượng phù hợp để thực hiện các phép thử cần thiết.
...
3.8 Lập mẫu phân tích trong phòng kiểm nghiệm
3.8.1 Yêu cầu chung trước khi lập mẫu
Khối lượng tối thiểu của các mẫu phân tích được quy định tại Bảng A.1 cho từng phép thử.
Trộn đều mẫu gửi, chia đôi liên tiếp để lấy ra các phần nhỏ ngẫu nhiên, gộp các phần này lại để được khối lượng mẫu theo quy định tại 3.8.2. Khối lượng mẫu được điều chỉnh chính xác bằng cách thêm hay bớt một lượng rất nhỏ hạt giống bằng thìa.
Sau khi lập mẫu phân tích hoặc nửa mẫu phân tích đầu tiên thì phần còn lại của mẫu gửi được trộn lại trước khi lập mẫu phân tích thứ hai hoặc nửa mẫu phân tích thứ hai.
...
Theo đó, yêu cầu chung trước khi lập mẫu phân tích trong phòng kiểm nghiệm đối với hạt giống cây lương thực như sau:
- Khối lượng tối thiểu của các mẫu phân tích được quy định tại Bảng A.1 cho từng phép thử.
- Trộn đều mẫu gửi, chia đôi liên tiếp để lấy ra các phần nhỏ ngẫu nhiên, gộp các phần này lại để được khối lượng mẫu theo quy định. Khối lượng mẫu được điều chỉnh chính xác bằng cách thêm hay bớt một lượng rất nhỏ hạt giống bằng thìa.
- Sau khi lập mẫu phân tích hoặc nửa mẫu phân tích đầu tiên thì phần còn lại của mẫu gửi được trộn lại trước khi lập mẫu phân tích thứ hai hoặc nửa mẫu phân tích thứ hai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.