Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4616:1987 lập quy hoạch mặt bằng tổng thể cụm công nghiệp như thế nào?

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4616:1987 lập quy hoạch măt bằng tổng thể cụm công nghiệp như thế nào? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4616:1987 lập quy hoạch mặt bằng tổng thể cụm công nghiệp như thế nào?

Căn cứ tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4616:1987 về quy hoạch mặt bằng tổng thể cụm công nghiệp - tiêu chuẩn thiết kế do Bộ Xây dựng ban hành.

Theo đó, tiêu chuẩn này quy định nội dung và phương pháp lập quy hoạch măt băng tổng thể cụm công nghiệp thiết kế mới và thiết kế cải tạo trong phạm vi cả nước.

Trong đó, cụm công nghiệp là một nhóm xí nghiệp công nghiệp được bố trí trong một mặt bằng thống nhất, có quan hệ hợp tác trong xây dựng,có các công trình sử dụng chung như: công trình được phục vụ công cộng, công trình được phụ trợ sản xuất, công trình giao thông vận tải ,cấp nước, thoát nước, cấp năng lượng và tuỳ mức độ có liên hệ về dây chuyền công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế về vốn đầu tư, tiết kiệm đất đai xây dựng,tiết kiệm chi phí quản lý khai thác v.v...

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4616:1987 lập quy hoạch mặt bằng tổng thể cụm công nghiệp như thế nào?

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4616:1987 lập quy hoạch mặt bằng tổng thể cụm công nghiệp như thế nào?

Vị trí của cụm công nghiệp và yêu cầu về quy hoạch mặt bằng tổng thể cụm công nghiệp và khu công nghiệp phải đảm bảo yêu cầu gì?

Căn cứ tại tiểu mục 1.4 Mục 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4616:1987 quy định như sau:

Tuỳ theo tính chất, khối lượng, chất độc hại thải ra và yêu cầu về khối lượng vận tải hàng hoá, vị trí của cụm công nghiệp được bố trí như sau:

- Cụm công nghiệp thải ra lượng, chất độcihại lớn, có tính chất nghiêm trọng, có yêu cầu về khối lượng vận tải lớn, cần đường sắt chuyên dụng và cảng chuyên dụng được bố trí ở ngoài thành phố, cách khu ở từ 1000m trở lên.

- Cụm công nghiệp thải ra khối lượng chất độc hại không lớn có tính chất không nghiêm trọng và có yêu cầu về khối lượng vận tải đường sắt được bố trí ở vùng ven nội thị, cách khu ở ít nhất 100m.

- Cụm công nghiệp quy mô nhỏ, không thải ra hoặc thải ra các chất độc hại không đáng kế, yêu cầu về khối lượng vận tải không lớn không cần đường sát chuyên dụng được bố trí trong giới hạn khu dân dụng của đô thị.

Ngoài ra, quy hoạch mặt bằng tổng thể cụm công nghiệp và khu công nghiệp phải bảo đảm những yêu cầu sau:

- Bảo đảm mối quan hệ hợp lí giữa cụm công nghiệp và các khu chức năng khác của đô thị trong cơ cấu quy hoạch chung thống nhất.

- Xác định rõ các xí nghiệp hình thành cụm công nghiệp trong giai đoạn ngắn hạn và dài hạn, mối quan hệ về liên hiệp sản xuất giữa các xí nghiệp công nghiệp, yêu cầu vệ sinh môI trường và ảnh hưởng độc hại ô nhiễm giữa các xí nghiệp.

- Tổ chức tốt các hệ thống công trình sử dụng chung như: phụ trợ sản xuât, cơ sơ công nghiêp xây dựng, giao thông vận tải và cơ sơ kỹ thuật hạ tầng, phục vụ công cộng xã hội v.v…

- Tổ chức tốt môi trường lao động trong cụm công nghiệp, bảo vệ môi trường sống các khu dân cư xung quanh.

- Bảo đảm hiệu quả kinh tế trong quy hoạch và xây dựng cụm công nghiệp về sử dụng đất đai, đầu tư vốn xây dựng và chi phí quản lý khai thác…

- Nâng cao tính nghệ thuật của tổ chức không gian cụm công nghiệp, nghệ thuật kiến trúc của công trình công nghiệp nhằm làm đẹp bộ mặt kiến trúc của thành phố.

Phân loại cụm công nghiệp như thế nào?

Căn cứ tại Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4616:1987 về quy hoạch mặt bằng tổng thể cụm công nghiệp - tiêu chuẩn thiết kế do Bộ Xây dựng ban hành.

Theo đó, phân loại các cụm công nghiệp theo quy mô đất đai, theo đặc tính sản xuất chuyên ngành, theo đặc điểm hình thành các xí nghiệp và theo tình trạng xây dựng (đang thiết kế, đang thi công hoặc đã đưa vào hoạt động..)

- Phân loại theo quy mô diện tích đất đai của cụm công nghiệp gồm:

Loại nhỏ

dưới 15 ha

Loại trung bình

từ 25 đến 150 ha

Loại lớn

từ 150 đến 400 ha

- Phân loại đặc tính chuyên ngành gồm:

Cụm công nghiệp chuyên ngành gồm:

Cụm công nghiệp chuyên ngành;

Cụm công nghiệp nhiều ngành;

- Cụm công nghiệp nhiều ngành được hình thành từ những xí nghiệp thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau, có đặc tính sản xuất khác nhau nhưng không gây ảnh hưởng xấu lẫn nhau. Cụm công nghiệp nhiều ngành cho phép thoả mãn được toàn bộ các yêu cầu của lãnh thổ đối với sản xuất công nghiệp. Khi quy hoạch cụm công nghiệp. nhiều ngành phải tính đến cơ cấu phức tạp của các xí nghiệp hiện có trong các thành phố trung bình.

- Các xí nghiệp thành phần của cụm công nghiệp nhiều ngành phải bảo đảm điều kiện vệ sinh tốt nhất trong khu công nghiệp và cả các khu dân cư nằm kề với nó. Các xí nghiệp thuộc các ngành có tính chất gần nhau được bố trí thành nhóm để đảm bảo hợp tác chặt chẽ với nhau trong sản xuất.

- Cụm công nghiệp chuyên ngành hình thành từ các xí nghiệp thuộc một ngành hoặc một số ít ngành công nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm.

Khi quy hoạch cụm công nghiệp chuyên ngành phải thể hiện rõ những khả năng tối đa bảo đảm liên hợp sản xuất giữa các xí nghiệp, xử dụng tổng hợp các nguồn nguyên liệu. Trong cụm công nghiệp chuyên ngành phải tạo ra những tiền đề để bố trí dây chuyền sản xuất tối ưu của các xí nghiệp và áp dụng những giải pháp quy hoạch hợp lí.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
1,685 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào