Tiêu chuẩn và đối tượng xét danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Tài chính được hướng dẫn theo quy định mới nhất ra sao?
Tiêu chuẩn và đối tượng xét danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Tài chính được hướng dẫn theo quy định mới nhất ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 79/2023/TT-BTC quy định tiêu chuẩn và đối tượng xét danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Tài chính như sau:
- Danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Tài chính được xét tặng hằng năm cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua của cụm, khối thi đua do Bộ Tài chính tổ chức đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Thi đua, khen thưởng 2022, bao gồm:
+ Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra và tương đương thuộc cơ quan Bộ Tài chính;
+ Tổng cục và tương đương trực thuộc Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ nhà nước, Kho bạc Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán nhà nước);
+ Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính và Nhà nghỉ Bộ Tài chính;
+ Học viện Tài chính, Trường Đại học Tài chính - Marketing, Trường Đại học Tài chính - Kế toán và Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh;
+ Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng và tương đương trực thuộc cơ quan Tổng cục thuộc Bộ Tài chính;
+ Cục Thuế, Cục Hải quan, Cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước trực thuộc Tổng cục thuộc Bộ Tài chính tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Các doanh nghiệp trực thuộc Bộ; hội, hiệp hội thuộc tuyến khen thưởng của Bộ Tài chính; Tập đoàn Bảo Việt và các đơn vị trực thuộc;
+ Chi cục Thuế, Chi cục Hải quan, Chi cục Dự trữ Nhà nước và tương đương, Kho bạc nhà nước quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
- Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Tài chính” được xét tặng cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua theo chuyên đề do Bộ Tài chính phát động có thời gian thực hiện từ 03 năm trở lên khi tổng kết phong trào thi đua, đảm bảo tiêu chuẩn theo hướng dẫn của Bộ.
Tiêu chuẩn và đối tượng xét danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Tài chính” được hướng dẫn theo quy định mới nhất ra sao?
Trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong công tác thi đua, khen thưởng lĩnh vực tài chính?
Tại Điều 10 Thông tư 79/2023/TT-BTC có quy định về trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong công tác thi đua, khen thưởng như sau:
- Bộ trưởng Bộ Tài chính tổ chức phát động, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua của toàn ngành Tài chính, quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và chịu trách nhiệm về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Tài chính.
- Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Hội đồng Sáng kiến; là cơ quan thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Tài chính, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tham mưu đề xuất với Bộ trưởng về chủ trương, nội dung, chương trình, kế hoạch, biện pháp tổ chức phong trào thi đua; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, công tác khen thưởng; nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong ngành Tài chính;
Thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Tài chính xem xét, trình Bộ trưởng xét tặng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, các đơn vị thuộc tuyến khen thưởng của Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì phối hợp với cấp ủy Đảng cùng cấp, Công đoàn, Đoàn Thanh niên tại đơn vị cụ thể hóa nội dung, chi tiêu, các biện pháp tổ chức các phong trào thi đua và kiểm tra việc thực hiện; sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến;
Đề xuất khen thưởng và chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn, điều kiện khen thưởng; kiến nghị đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; cho ý kiến đối với các trường hợp khen thưởng khi được thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Tài chính yêu cầu.
- Cơ quan báo chí thuộc Bộ có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền về công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện gương người tốt, việc tốt, cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua để phổ biến nêu gương, nhân rộng các điển hình tiên tiến; kịp thời phản ánh, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Cá nhân, tập thể được đề nghị xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc báo cáo thành tích, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng; có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ các hiện vật khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Thi đua được hiểu theo quy định pháp luật như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 thì Thi đua là hoạt động có tổ chức do người có thẩm quyền phát động với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể, hộ gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.