Tiêu chuẩn sức khỏe đặc thù trong tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân theo Thông tư 62/2023/TT-BCA như thế nào?
Tiêu chuẩn sức khỏe đặc thù trong tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 62/2023/TT-BCA thì công dân được tuyển chọn vào Công an nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 62/2023/TT-BCA và tiêu chuẩn sau đây:
- Đối với hạ sĩ quan nghĩa vụ hết thời hạn phục vụ tại ngũ trong Công an nhân dân được xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp: Áp dụng tiêu chuẩn chiều cao tại thời điểm tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
- Đối với tuyển công dân có trình độ khoa học kỹ thuật bố trí làm công tác kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ thuật hình sự, công nghệ thông tin, cơ yếu, an ninh mạng, tác chiến điện tử; người có trình độ bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú, dược sĩ chuyên khoa cấp I, dược sĩ chuyên khoa cấp II, thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành y học, dược học; có chức danh giáo sư, phó giáo sư; người dân tộc thiểu số: Chiều cao từ 1m62 đến 1m95 đối với nam, 1m56 đến 1m80 đối với nữ; nếu mắt bị tật khúc xạ: cận thị, viễn thị thì mỗi mắt không quá 05 đi-ốp, loạn thị thì loạn thị sinh lý hoặc mỗi mắt dưới 01 (một) đi-ốp, kiểm tra thị lực một mắt qua kính tối thiểu đạt 09/10, tổng thị lực hai mắt đạt từ 19/10 trở lên.
Tiêu chuẩn sức khỏe đặc thù trong tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân như thế nào? (Hình từ Internet)
Khám sức khỏe tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân thực hiện theo Thông tư 62/2023/TT-BCA như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 62/2023/TT-BCA thì việc khám sức khỏe tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân thực hiện như sau:
Nội dung khám sức khỏe
- Khám thể lực, khám lâm sàng theo các chỉ tiêu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 62/2023/TT-BCA;
- Khám cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu: Công thức máu; nhóm máu, glucose, AST, ALT, urê, creatinin, HIV, HBsAg, anti-HCV; xét nghiệm nước tiểu gồm tổng phân tích nước tiểu, ma túy và tiền chất; chụp X - quang tim phổi thẳng; siêu âm ổ bụng tổng quát; điện tim.
Trường hợp cần thiết, có thể chỉ định khám cận lâm sàng khác phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng hoặc Ban khám sức khỏe.
Kết luận sức khỏe
- Người thực hiện việc khám lâm sàng, cận lâm sàng cho đối tượng khám sức khỏe phải ghi rõ kết quả khám, phân loại sức khỏe các chuyên khoa, ký tên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khám và kết quả khám của mình;
- Căn cứ vào kết quả khám của từng chuyên khoa, Hội đồng hoặc Ban khám sức khỏe thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe theo quy định tại Điều 4, Điều 6 Thông tư 62/2023/TT-BCA;
- Sau khi phân loại sức khỏe, Chủ tịch Hội đồng hoặc Trưởng Ban khám sức khỏe có trách nhiệm ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của cơ sở khám chữa bệnh vào Phiếu khám sức khỏe. Trong kết luận của Hội đồng hoặc Ban khám sức khỏe cần ghi rõ: Công dân đủ hoặc không đủ tiêu chuẩn sức khỏe để tuyển sinh tuyển mới hoặc tuyển chọn vào Công an nhân dân hoặc hạ sĩ quan nghĩa vụ hết thời hạn phục vụ tại ngũ trong Công an nhân dân đủ điều kiện sức khỏe xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp.
Những điểm cần chú ý
- Trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”). Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở chỉ tiêu có điểm lớn nhất, phải viết chữ “T” vào phần phân loại sức khỏe;
- Trường hợp nghi ngờ chưa cho điểm hoặc chưa kết luận được, Hội đồng hoặc Ban khám sức khỏe gửi công dân tới khám chuyên khoa tại một cơ sở y tế khác đủ điều kiện theo quy định để có kết luận chính xác. Thời gian tối đa 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết;
- Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng hoặc Ban khám sức khỏe có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến các cơ sở y tế để điều trị;
- Trường hợp công dân mắc bệnh tật chưa được phân loại theo Bảng số 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 62/2023/TT-BCA thì Hội đồng khám sức khỏe đánh giá đầy đủ, toàn diện chức năng cơ quan bị bệnh tật; mức độ ảnh hưởng đến khả năng luyện tập, lao động, sinh hoạt; tiên lượng mức độ tiến triển bệnh tật để kết luận phân loại sức khỏe.
Thông tư 62/2023/TT-BCA bãi bỏ những quy định nào về tiêu chuẩn sức khỏe hiện hành?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Thông tư 62/2023/TT-BCA thì Thông tư 62/2023/TT-BCA bãi bỏ những quy định sau về tiêu chuẩn sức khỏe:
Thông tư 62/2023/TT-BCA thay thế Quyết định số 693/1999/QĐ-BCA(H11) ngày 05 tháng 11 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc ban hành quy định tiêu chuẩn sức khỏe để khám tuyển sinh, tuyển chọn người vào lực lượng Công an nhân dân; Thông tư 45/2019/TT-BCA ngày 02 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn sức khỏe và khám sức khỏe tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; Thông tư số 55/2010/TT-BCA ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe cán bộ, chiến sĩ trong Công an nhân dân.
Thông tư 62/2023/TT-BCA bãi bỏ quy định về tiêu chuẩn sức khỏe tại điểm g khoản 2 Điều 6, điểm d khoản 2 Điều 7, khoản 2 Điều 11, điểm d khoản 2 Điều 13, điểm d khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 14 Thông tư số 50/2021/TT-BCA ngày 11 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tuyển sinh trong Công an nhân dân; khoản 5 Điều 5 Thông tư số 21/2023/TT-BCA ngày 22 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tuyển chọn Công dân vào Công an nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.