Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC TR 17032:2023 ISO/IEC TR 17032:2019 về tổng quan về chương trình chứng nhận quá trình?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC TR 17032:2023 ISO/IEC TR 17032:2019 về tổng quan về chương trình chứng nhận quá trình?
Tại tiểu mục 4.3 Mục 4 TCVN ISO/IEC TR 17032:2023 ISO/IEC TR 17032:2019 quy định về tổng quan về chương trình chứng nhận quá trình như sau:
(1) Chứng nhận quá trình
- Chứng nhận quá trình là việc xác nhận của bên thứ ba rằng việc đáp ứng các yêu cầu quy định đối với một quá trình đã được chứng tỏ. Chứng nhận quá trình được thực hiện bởi các tổ chức chứng nhận tuân thủ theo TCVN ISO/IEC 17065.
- Việc chứng nhận quá trình nhằm mang lại sự tin cậy cho khách hàng, cơ quan quản lý, ngành công nghiệp và các bên quan tâm khác rằng tổ chức thực hiện quá trình đó đã đáp ứng các yêu cầu quy định đối với quá trình. Các yêu cầu quy định đối với quá trình thường có trong các tiêu chuẩn hoặc các tài liệu quy định khác.
Chứng nhận có thể áp dụng chung cho quá trình hoặc cho việc thực hiện cụ thể quá trình của một cá nhân hoặc tổ chức. Chủ chương trình có thể sử dụng cách tiếp cận dựa trên rủi ro để hoạch định các hoạt động.
- Việc chứng nhận quá trình bao trùm nhiều quá trình khác nhau, chẳng hạn như hàn, thử không phá hủy, kỹ thuật thiết kế hệ thống, xử lý nhiệt, giám sát sản xuất, sản xuất thực phẩm, nông nghiệp, phát triển phần mềm, dịch vụ xử lý bề mặt, chuỗi cung ứng, logistic, quy hoạch và thiết kế xây dựng và bảo vệ dữ liệu.
CHÚ THÍCH: Phụ lục A nêu các ví dụ về chương trình chứng nhận quá trình.
(2) Tiếp cận theo chức năng
- Chương trình chứng nhận quá trình cần xem xét cách tiếp cận theo chức năng được nêu trong TCVN ISO/IEC 17000. Trong TCVN ISO/IEC 17065, thuật ngữ “xem xét đánh giá” được xác định là sự kết hợp của “lựa chọn và xác định”.
- Cách tiếp cận theo chức năng bao gồm những nội dung sau:
+ lựa chọn, bao gồm hoạt động hoạch định và chuẩn bị nhằm thu thập hoặc tạo ra toàn bộ thông tin và đầu vào cần thiết cho chức năng xác định sau đó;
+ xác định, có thể bao gồm các hoạt động đánh giá sự phù hợp như thử nghiệm, đo lường, giám định, theo dõi, đánh giá quá trình, kiểm tra xác nhận và xác nhận giá trị sử dụng, đánh giá, để cung cấp thông tin về các yêu cầu đối với quá trình và làm đầu vào cho chức năng thẩm xét và xác nhận sự phù hợp;
+ xem xét/thẩm xét, nghĩa là xem xét sự thích hợp, đầy đủ và hiệu lực của các hoạt động lựa chọn và xác định và kết quả của những hoạt động này liên quan đến việc đáp ứng các yêu cầu quy định;
+ quyết định chứng nhận là kết luận dựa trên kết quả thẩm xét, rằng việc đáp ứng các yêu cầu quy định có hoặc không được chứng tỏ;
+ xác nhận sự phù hợp, nghĩa là ban hành một tuyên bố về sự phù hợp dựa trên quyết định sau khi thẩm xét, rằng việc đáp ứng các yêu cầu quy định đã được chứng tỏ;
+ giám sát (nếu được quy định trong chương trình chứng nhận), nghĩa là việc lặp lại một cách có hệ thống các hoạt động đánh giá sự phù hợp làm cơ sở để duy trì hiệu lực của tuyên bố về sự phù hợp.
- Bất cứ khi nào thực hiện việc chứng nhận quá trình, đều có một chương trình chứng nhận xác định các hoạt động cụ thể cho các yếu tố nêu ở 4.3.2.2.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC TR 17032:2023 ISO/IEC TR 17032:2019 về tổng quan về chương trình chứng nhận quá trình? (Hình ảnh Internet)
Các đặc trưng của quá trình trong chương trình chứng nhận quá trình như thế nào?
Tại tiểu mục 4.1 Mục 4 TCVN ISO/IEC TR 17032:2023 ISO/IEC TR 17032:2019 quy định về các đặc trưng của quá trình như sau:
Quá trình cần được thiết lập với ranh giới và phạm vi được xác định rõ ràng, được duy trì và lập thành văn bản. Quá trình cần có thể lặp lại và đầu ra (ví dụ dịch vụ hoặc sản phẩm) cần nhất quán.
CHÚ THÍCH: Các quá trình có thể được mô tả theo các thuộc tính: tiêu đề quá trình, mục đích của quá trình và kết quả đầu ra của quá trình.
Quy định về chủ chương trình trong chương trình chứng nhận quá trình ra sao?
Tại tiểu mục 4.4 Mục 4 TCVN ISO/IEC TR 17032:2023 ISO/IEC TR 17032:2019 quy định về chủ chương trình như sau:
(1) Chủ chương trình là cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì chương trình cụ thể để chứng nhận quá trình (xem TCVN ISO/IEC 17067:2013, 6.3).
Có thể nhận biết các chủ chương trình chính sau:
+ tổ chức chứng nhận;
+ các tổ chức không phải là tổ chức chứng nhận, chẳng hạn như cơ quan quản lý, hiệp hội thương mại hoặc các tổ chức khác phát triển chương trình chứng nhận;
+ nhóm các tổ chức chứng nhận, có thể ở các quốc gia khác nhau, có thể cùng thiết lập một chương trình chứng nhận.
CHÚ THÍCH 1: Nhóm các tổ chức chứng nhận có thể thiết lập cơ cấu quản lý đề chương trình có thể vận hành một cách hiệu lực.
CHÚ THÍCH 2: Việc công bố tiêu chuẩn quá trình hoặc tiêu chuẩn liên quan đến chương trình đánh giá sự phù hợp cho quá trình của cơ quan tiêu chuẩn quốc gia, khu vực hoặc quốc tế hoặc tổ chức xây dựng tiêu chuẩn (SDO) không dẫn đến việc tổ chức đó trở thành chủ chương trình. Điều này không ngăn cơ quan tiêu chuẩn hoặc SDO trở thành chủ chương trình bên cạnh việc là cơ quan tiêu chuẩn hoặc SDO.
(2) Chủ chương trình cần:
- là một pháp nhân hoặc một bộ phận của pháp nhân;
CHÚ THÍCH 1: Chủ chương trình thuộc chính phủ được coi là pháp nhân trên cơ sở địa vị chính phủ của nó.
- chịu trách nhiệm về các mục tiêu, nội dung và tính toàn vẹn của chương trình;
- thực hiện các kiểm soát hoạt động để bảo vệ tính bí mật của thông tin do các bên tham gia vào chương trình cung cấp;
- định mức và quản lý rủi ro/trách nhiệm pháp lý nảy sinh từ các hoạt động của mình;
CHÚ THÍCH 2: Định mức rủi ro không hàm ý việc đánh giá rủi ro như nêu trong TCVN ISO 31000 (ISO 31000).
- hiểu các giả định, ảnh hưởng và hệ quả liên quan đến việc thiết lập, vận hành và duy trì chương trình một cách liên tục;
- đảm bảo rằng chương trình được xây dựng bởi những người có năng lực ở cả khía cạnh kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp;
- lập thành văn bản nội dung của chương trình;
- có các sắp đặt thỏa đáng (ví dụ bảo hiểm hoặc dự phòng) để chịu các trách nhiệm pháp lý nảy sinh từ các hoạt động của mình, nghĩa là các sắp đặt cần thích hợp (ví dụ đối với phạm vi các hoạt động và chương trình được thực hiện và ở các khu vực địa lý chương trình được vận hành);
- có sự ổn định về tài chính và các nguồn lực cần thiết để thực hiện vai trò của mình trong vận hành chương trình;
- thiết lập cơ cấu quản lý chương trình;
- duy trì chương trình và đưa ra hướng dẫn khi cần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.