Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50002:2015 về Kiểm toán năng lượng? Lập kế hoạch kiểm toán năng lượng thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50002:2015 về Kiểm toán năng lượng? Lập kế hoạch kiểm toán năng lượng thế nào? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội.

Phạm vi áp dụng của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50002:2015 về Kiểm toán năng lượng thế nào?

Căn cứ tại Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50002:2015 quy định về phạm vi áp dụng như sau:

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với quá trình tiến hành một cuộc kiểm toán năng lượng liên quan tới hiệu quả năng lượng. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho tất cả các loại hình cơ sở và tổ chức và tất cả các dạng năng lượng và sử dụng năng lượng.
Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc tiến hành kiểm toán năng lượng, các yêu cầu đối với những quá trình chung trong các cuộc kiểm toán năng lượng và các kết quả từ kiểm toán năng lượng.
Tiêu chuẩn này không đề cập đến các yêu cầu về lựa chọn và xem xét đánh giá năng lực của các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm toán năng lượng và không bao gồm việc đánh giá hệ thống quản lý năng lượng của một tổ chức, nội dung này được quy định trong TCVN ISO 50003.
Tiêu chuẩn này còn đưa ra hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn mang tính tham khảo (xem Phụ lục A).

Theo đó, phạm vi áp dụng của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 5002:2015 như sau:

- Quy định các yêu cầu đối với quá trình tiến hành một cuộc kiểm toán năng lượng liên quan tới hiệu quả năng lượng.

- Áp dụng cho tất cả các loại hình cơ sở và tổ chức và tất cả các dạng năng lượng và sử dụng năng lượng.

- Quy định các nguyên tắc tiến hành kiểm toán năng lượng, các yêu cầu đối với những quá trình chung trong các cuộc kiểm toán năng lượng và các kết quả từ kiểm toán năng lượng.

Tuy nhiên, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 5002:2015 không đề cập đến các yêu cầu về lựa chọn và xem xét đánh giá năng lực của các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm toán năng lượng và không bao gồm việc đánh giá hệ thống quản lý năng lượng của một tổ chức, nội dung này được quy định trong TCVN ISO 50003.

Tiêu chuẩn này còn đưa ra hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn mang tính tham khảo tại Phụ lục A.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50002:2015 về Kiểm toán năng lượng? Lập kế hoạch kiểm toán năng lượng thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50002:2015 về Kiểm toán năng lượng? Lập kế hoạch kiểm toán năng lượng thế nào?

Cuộc kiểm toán năng lượng phải đảm bảo nguyên tắc nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50002:2015?

Căn cứ tại tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50002:2015 quy định như sau:

4.3. Kiểm toán năng lượng
Phải tiến hành cuộc kiểm toán năng lượng theo các nguyên tắc sau:
a) nhất quán với phạm vi, ranh giới kiểm toán năng lượng và các mục tiêu kiểm toán đã thỏa thuận;
b) các phép đo và quan trắc thích hợp với việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng;
c) dữ liệu về hiệu quả năng lượng thu thập được đại diện cho các hoạt động, quá trình, thiết bị và hệ thống;
d) dữ liệu dùng để định lượng hiệu quả năng lượng và xác định các cơ hội cải tiến là nhất quán và duy nhất;
e) có thể truy nguyên quá trình thu thập, xác nhận và phân tích dữ liệu;
f) báo cáo đánh giá năng lượng bảo đảm cơ hội cải tiến hiệu quả năng lượng trên cơ sở các phân tích kỹ thuật và kinh tế thích hợp.
CHÚ THÍCH: Phân tích thích hợp nhất quán với phạm vi đánh giá năng lượng và đủ chi tiết để cho phép ra quyết định một cách hiệu lực.

Theo đó, khi tiến hành cuộc kiểm toán năng lượng phải đảm bảo nguyên tắc nêu trên.

Lập kế hoạch kiểm toán năng lượng thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50002:2015 quy định như sau:

Các hoạt động lập kế hoạch đánh giá năng lượng là rất cần thiết để xác định phạm vi và các mục tiêu kiểm toán năng lượng và để tập hợp thông tin ban đầu từ phía tổ chức.

Để xây dựng phạm vi kiểm toán năng lượng và đảm bảo việc tiến hành kiểm toán năng lượng có hiệu lực, phải áp dụng:

- Kiểm toán viên năng lượng và tổ chức phải thỏa thuận về:

(1) phạm vi kiểm toán năng lượng, các ranh giới và mục tiêu;

(2) các nhu cầu và mong đợi để đạt được những mục tiêu kiểm toán;

(3) mức độ chi tiết cần thiết;

CHÚ THÍCH 1: Phụ lục A cung cấp hướng dẫn có thể sử dụng ở giai đoạn lập kế hoạch, bao gồm các loại hình kiểm toán.

(4) khoảng thời gian để hoàn thành cuộc kiểm toán năng lượng;

(5) các tiêu chí để, đánh giá và xếp hạng các cơ hội cải tiến hiệu quả năng lượng;

VÍ DỤ 1: Thu hồi vốn đầu tư; tiết kiệm năng lượng tiềm năng theo thời gian; chi phí vòng đời; các phân tích về chi phí tăng thêm đối với việc thay thế bằng thiết bị có hiệu quả năng lượng cao hơn.

CHÚ THÍCH 2: Các cơ hội để cải tiến hiệu suất năng lượng có thể bao gồm các lợi ích phi năng lượng.

(6) các cam kết về thời gian và những nguồn lực khác của tổ chức;

(7) dữ liệu liên quan sẵn có trước khi bắt đầu cuộc kiểm toán năng lượng;

VÍ DỤ 2: Các bản vẽ; bố trí nhà xưởng; việc tiêu thụ năng lượng trước đây; hóa đơn sử dụng năng lượng được kiểm tra thích hợp; sổ tay thiết bị và tài liệu kỹ thuật khác, bao gồm phép đo và/hoặc các cuộc kiểm tra đã hoạch định được thực hiện trong quá trình kiểm toán năng lượng.

(8) định dạng kết quả và báo cáo;

(9) dự thảo báo cáo cuối cùng có cần trình bày với tổ chức để lấy ý kiến không;

(10) đại diện của tổ chức chịu trách nhiệm về quá trình kiểm toán năng lượng;

(11) quá trình thỏa thuận về mọi thay đổi trong phạm vi kiểm toán năng lượng.

Kiểm toán viên năng lượng phải yêu cầu thông tin để thiết lập bối cảnh kiểm toán năng lượng, bao gồm, khi có thể:

(1) các yêu cầu chế định hoặc các biến số khác có ảnh hưởng tới kiểm toán năng lượng;

(2) các ràng buộc chế định hoặc những ràng buộc khác ảnh hưởng tới phạm vi hoặc những khía cạnh khác của kiểm toán năng lượng dự đề ra;

(3) các kế hoạch chiến lược có thể ảnh hưởng tới hiệu quả năng lượng của tổ chức;

VÍ DỤ 3: Các kế hoạch quản lý tài sản; thay đổi cơ cấu cấu thành sản phẩm: các kế hoạch mở rộng; các dự án được hoạch định; quản lý cơ sở bên ngoài hoặc bảo trì thiết bị.

(4) các hệ thống quản lý, như hệ thống quản lý môi trường, chất lượng, quản lý năng lượng hoặc hệ thống quản lý khác;

(5) các yếu tố hoặc những xem xét cụ thể có thể thay đổi phạm vi, quá trình và những kết luận kiểm toán năng lượng;

(6) mọi xem xét, thậm chí các xem xét mang tính chủ quan, bao gồm các quan điểm, ý tưởng và những hạn chế hiện hành liên quan đến các biện pháp cải tiến hiệu quả năng lượng tiềm năng.

- Kiểm toán viên năng lượng phải thông báo cho tổ chức về:

(1) các phương tiện, thiết bị và dịch vụ cần thiết để giúp tiến hành cuộc kiểm toán năng lượng;

(2) các lợi ích thương mại hoặc lợi ích khác có thể ảnh hưởng đến những kết luận hoặc khuyến nghị của mình;

(3) mọi vấn đề khác về xung đột lợi ích.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
1,058 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào