Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9055:2011 quy định thông số, đơn vị và độ chính xác đo vận tốc lớn nhất trên đường của các xe con và xe tải hạng nhẹ chạy pin nhiên liệu như thế nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9055:2011 quy định thông số, đơn vị và độ chính xác đo như thế nào?
- Yêu cầu về đặc tính của đường thử trong mô tả thử nghiệm đối với quy định về thông số, đơn vị và độ chính xác đo như thế nào?
- Quy trình thử để đo vận tốc lớn nhất trên đường thử thẳng đối với quy định về thông số, đơn vị và độ chính xác đo như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9055:2011 quy định thông số, đơn vị và độ chính xác đo như thế nào?
Tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9055:2011 quy định về thông số, đơn vị và độ chính xác đo như sau:
Bảng 2 giới thiệu các thông số, đơn vị và độ chính xác đo.
Yêu cầu về đặc tính của đường thử trong mô tả thử nghiệm đối với quy định về thông số, đơn vị và độ chính xác đo như thế nào?
Tại tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9055:2011 quy định về đặc tính của đường thử trong mô tả thử nghiệm đối với quy định về thông số, đơn vị và độ chính xác đo như sau:
* Quy định chung
Phải thực hiện các phép đo trên đường thẳng (xem 4.3.2) và/hoặc đo trên đường vòng (xem 4.3.3). Bề mặt của đường thử phải cứng, nhẵn, sạch, khô và phải có độ bám tốt.
* Đo trên đường thẳng
- Chiều dài
Phải chọn chiều dài, L, tính bằng mét tương ứng với độ chính xác của dụng cụ đo và phương pháp đo được sử dụng, thời gian chạy xe, t, tính bằng giây sao cho có thể xác định được vận tốc thực trong phạm vi ± 1%. Chiều dài của vùng đo ít nhất phải là 1 000 m. Phải ghi lại trong báo cáo thử chiều dài được sử dụng thực tế để đo.
- Vùng ổn định
Vùng ổn định là vùng có cùng một tính chất như vùng đo, gần như thẳng và có đủ chiều dài để xe có vận tốc lớn nhất ổn định lúc đi tới vùng đo.
- Độ nghiêng
+ Độ nghiêng dọc
Trong các vùng ổn định và vùng đo, độ nghiêng dọc không được vượt quá 0,5 %.
+ Độ nghiêng ngang
Độ nghiêng ngang không được vượt quá 3 % trong vùng đo.
- Đoạn đường vòng
Một đoạn đường vòng có thể được xem là "thẳng" nếu:
+ Các đặc tính được mô tả trong 4.3.1 đến 4.3.2.3.1 được thoả mãn và
+ Phản lực quán tính ly tâm nhỏ hơn 20 % khối lượng ban đầu của xe và được bù bằng độ nghiêng ngang của đường thử.
* Đo trên đường vòng
- Chiều dài
Chiều dài của đường vòng không được nhỏ hơn 2 000 m. Để tính vận tốc lớn nhất, chiều dài chạy xe phải là quãng đường thực tế mà xe đi được.
Đường vòng phải là đường cong lồi và có thể thay đổi từ một đường hoàn toàn tròn sang các đoạn thẳng bằng các đoạn nối gần tròn. Bán kính của các đường cong không được nhỏ hơn 200 m. Các ảnh hưởng của lực ly tâm phải được bù bằng mặt cắt ngang của các đường cong sao cho xe giữ được đường đi bình thường mà không có bất kỳ tác động nào đến bánh lái.
- Hệ số hiệu chỉnh đối với đường vòng
Có thể áp dụng hệ số hiệu chỉnh bằng thực nghiệm theo quy trình cho trong UNECE R 68, Phụ lục 3, hoặc theo các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực hoặc các yêu cầu pháp lý cho đường thử vòng. Hệ số hiệu chỉnh này nên được một cơ quan quản lý nhà nước xác nhận tại thời điểm công nhận thử nghiệm của cơ sở dịch vụ kỹ thuật chịu trách nhiệm về thử nghiệm. Hệ số không đòi hỏi sự hiệu chỉnh vượt quá 5 % trong bất cứ trường hợp nào. Tuy nhiên, đối với xe có trang bị bộ điều tốc thì không cần áp dụng hệ số hiệu chỉnh này nếu bộ điều tốc được vận hành trong quá trình thử.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9055:2011 quy định thông số, đơn vị và độ chính xác đo vận tốc lớn nhất trên đường của các xe con và xe tải hạng nhẹ chạy pin nhiên liệu như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy trình thử để đo vận tốc lớn nhất trên đường thử thẳng đối với quy định về thông số, đơn vị và độ chính xác đo như thế nào?
Tại tiết 4.5.3 tiểu mục 4.5 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9055:2011 quy định về quy trình thử để đo vận tốc lớn nhất trên đường thử thẳng như sau:
- Quy trình thử tiêu chuẩn (Thử nghiệm theo hai chiều)
Để giảm ảnh hưởng của các yếu tố như độ nghiêng của đường thử và chiều/tốc độ của gió, thử nghiệm phải được thực hiện theo cả hai chiều của đường thử theo trình tự thuận, có chú ý đến việc sử dụng cùng một khoảng đường thử.
Phải ghi lại thời gian, ti, được lấy trên chiều dài đo, L. Phải kiểm tra để đảm bảo rằng vận tốc không thay đổi lớn hơn 2 % tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình chạy xe.
Phải thực hiện quy trình này ít nhất ba lần theo mỗi chiều. Thay đổi giữa các giá trị cực hạn của sáu "ti" giá trị được ghi không được vượt quá 3 %.
Thời gian, t, được tính bằng giây, phải được xác định bằng công thức (2):
Và vận tốc thử, V, được biểu thị bằng kilômét trên giờ, phải được xác định bằng công thức (3):
- Thử nghiệm theo một chiều
Chỉ được phép thử nghiệm theo một chiều nếu về mặt đặc tính của đường thử không thể cho xe đạt tới vận tốc lớn nhất của nó theo cả hai chiều. Trong trường hợp này, đặc tính của đường thử phải theo 4.3.1 và 4.3.2. Ngoài ra:
+ Thay đổi về độ cao không được vượt quá 1 m giữa hai điểm bất kỳ
+ Hành trình chạy xe phải được lặp lại năm lần kế tiếp nhau tức thời
+ Tốc độ của thành phần chiều trục của gió không được vượt quá 2 m/s. Vận tốc lớn nhất, Vi, nên được xác định bằng công thức hiệu chỉnh trong công thức (4) có tính đến tốc độ gió:
Vi = Vr ± (Vv x f) (4)
Trong đó:
- Vr là vận tốc lớn nhất đo được cho mỗi hành trình chạy xe (Vr = 3,6 L/t);
- v là thành phần chiều trục của gió, tính bằng mét trên giây;
- Vv là thành phần chiều trục của gió, tính bằng kilômét trên giờ (Vv = 3,6 v);
- f là hệ số hiệu chỉnh (f = 0,6).
CHÚ THÍCH: Để có thông tin chi tiết hơn về hệ số hiệu chỉnh, xem UNECE R68.
Nếu thành phần chiều trục của gió ngược chiều với chiều của xe:
Vi = Vr + (Vv x f)
Nếu có gió cùng chiều:
Vi = Vr - (Vv x f)
Nếu loại bỏ các giá trị cực hạn của Vi từ vận tốc lớn nhất, V, được tính bởi công thức (5):
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.