Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8975:2018 (EN 14152:2014) về Thực phẩm - Xác định vitamin B2 bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8975:2018 (EN 14152:2014) về Thực phẩm - Xác định vitamin B2 bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao ra sao? Chị T ở Hà Nội.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8975:2018 (EN 14152:2014) về Thực phẩm - Xác định vitamin B2 bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8975:2018 thay thế TCVN 8975:2011

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8975:2018 hoàn toàn tương đương với EN 14152:2014;

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8975:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8975:2018 có phạm vi áp dụng như sau:

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8975:2018 quy định phương pháp xác định hàm lượng vitamin B2 trong thực phẩm bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) và detector huỳnh quang. Phương pháp này được đánh giá xác nhận trong hai nghiên cứu thử nghiệm liên phòng.

Nghiên cứu đầu tiên phân tích các mẫu sữa bột và gan lợn trong dải từ 1,45 mg/100 g đến 10,68 mg/100 g. Nghiên cứu thứ hai phân tích thức ăn dùng bằng đường xông, thức ăn trẻ em, sữa bột, thức ăn bổ sung rau quả, men, bột ngũ cốc và bột sôcôla trong dải từ 0,21 mg/100 g đến 87,1 mg/100 g. Vitamin B2 là tổng các phần khối lượng của riboflavin bao gồm các dẫn xuất phosphoryl hóa.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8975:2018 (EN 14152:2014) về Thực phẩm - Xác định vitamin B2 bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8975:2018 (EN 14152:2014) về Thực phẩm - Xác định vitamin B2 bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao ra sao? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8975:2018 hướng dẫn chuẩn bị dung dịch mẫu thử như thế nào?

Tại mục 6.3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8975:2018 có hướng dẫn các bước chuẩn bị dung dịch mẫu thử như sau:

Bước 1: Chiết mẫu

Cân một lượng mẫu thích hợp, ví dụ từ 2 g đến 10 g, chính xác đến miligam, cho vào cốc có mỏ hoặc bình nón. Thêm một thể tích xác định từ 50 ml đến 200 ml axit clohydric (4.8) hoặc axit sulfuric (4.10). Độ pH của dung dịch phải ≤ 2,0. Đậy vật chứa bằng mặt kính đồng hồ và hấp áp lực phần mẫu thử 30 min ở 121 °C, hoặc làm nóng 60 min ở 100 °C.

Dữ liệu từ nghiên cứu BCR cho thấy có thể áp dụng một dải rộng các điều kiện để thủy phân axit (nhiệt độ từ 95 °C tới 130 °C, thời gian từ 15 min đến 60 min). Nhiệt độ cao hơn thì thời gian ngắn hơn. Tuy nhiên, việc gia nhiệt kéo dài có thể làm thất thoát riboflavin và riboflavin-5'-phosphat. Đặc biệt với các loại thực phẩm chứa socola, thực tế cho thấy hiệu quả quá trình chiết có thể giảm khi pH lớn hơn 2.

Bước 2: Xử lý bằng enzym

Sau khi làm nguội đến nhiệt độ phòng, chỉnh dịch chiết đến pH tối ưu đối với enzym được sử dụng bằng dung dịch natri axetat (4.4) và thêm một lượng thích hợp enzym khử phosphoryl hóa (4.14) vào mẫu. Ủ hỗn hợp với khoảng thời gian và nhiệt độ tối ưu đối với enzym được sử dụng. Sau khi làm nguội đến nhiệt độ phòng, chuyển dung dịch vào bình định mức được bảo vệ tránh ánh sáng, sử dụng axit axetic loãng (4.6) hoặc dung môi thích hợp khác và pha loãng đến thể tích xác định (VE).

Đối với từng enzym được sử dụng, phải kiểm tra pH, thời gian ủ và nhiệt độ ủ tối ưu.

Để đảm bảo khử phosphoryl hóa tối ưu, bước sử dụng enzym phải được kiểm tra bằng cách phân tích mẫu được bổ sung muối natri riboflavin-5’-phosphat (4.19.2) và vật liệu mẫu tương tự mẫu thử này. Chất này phải là vật liệu chuẩn.

Nếu lượng riboflavin có thể sinh ra cùng với enzym thì phải được xem xét khi tính kết quả.

Chú thích: Để xác định các dữ liệu về độ chụm nêu trong Bảng B.1, Bảng B.2 và Bảng B.3, Taka-Diastase1) (Bảng B.1) hoặc Taka-Diastase kết hợp với β-amylase từ lúa mì (Bảng B.2 và Bảng B.3) đã được sử dụng để khử phosphoryl hóa trong các điều kiện sau. Dịch chiết được chỉnh đến pH = 4,0 và pH = 4,5 tương ứng, bằng dung dịch natri axetat (4.4) và cứ một gam mẫu thì bổ sung 100 mg Taka-Diastase và 10 mg β-amytase. Hỗn hợp được ủ ở nhiệt độ từ 37 °C đến 45 °C trong khoảng từ 4 h đến 24 h, xem [9], [10] và [13].

Bước 3: Dung dịch mẫu thử

Lọc dung dịch mẫu (6.3.2) qua giấy lọc hoặc bộ lọc màng 0,45 µm, nếu cần. Có thể cho ly tâm ở gia tốc g thích hợp. Pha loãng một lượng dịch lọc trong (VA) đến một thể tích xác định (V) bằng hỗn hợp dung môi tương thích với hệ thống HPLC được sử dụng, nếu cần. Ví dụ pha loãng 1,0 ml dịch chiết (6.3.2) với 1,0 ml metanol (4.1). Dung dịch mẫu thử này được dùng để phân tích HPLC.

Báo cáo thử nghiệm thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8975:2018 như thế nào?

Tại mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8975:2018 quy định báo cáo thử nghiệm nên phù hợp với TCVN ISO/IEC 17025 và ít nhất bao gồm các thông tin sau:

- Mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử;

- Viện dẫn tiêu chuẩn này hoặc phương pháp thử đã sử dụng;

- Ngày và quy trình lấy mẫu (nếu biết);

- Ngày nhận mẫu;

- Ngày thử nghiệm;

- Các kết quả và các đơn vị biểu thị kết quả;

- Bất kỳ điểm đặc biệt nào quan sát được trong quá trình thử nghiệm;

- Mọi chi tiết thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc tùy ý lựa chọn cùng với các có thể ảnh hưởng tới kết quả.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,877 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào