Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8744-1 : 2011 yêu cầu an toàn trong việc khởi động và dừng động cơ đối với cần điều khiển của máy kéo tiêu chuẩn dùng trong nông lâm nghiệp?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8744-1 : 2011 yêu cầu an toàn trong việc khởi động và dừng động cơ đối với cần điều khiển của máy kéo tiêu chuẩn dùng trong nông lâm nghiệp? chị H.T - Hà Nội

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8744-1 : 2011 yêu cầu an toàn trong việc khởi động và dừng động cơ đối với cần điều khiển của máy kéo tiêu chuẩn dùng trong nông lâm nghiệp?

Tại tiết 4.3.2 tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8744-1 : 2011 quy định về việc khởi động và dừng động cơ đối với cần điều khiển của máy kéo tiêu chuẩn dùng trong nông lâm nghiệp như sau:

* Phải có biện pháp ngăn ngừa khả năng để xảy ra khởi động động cơ không chủ định và/hoặc không được phép. Ví dụ, bao gồm tất cả các biện pháp và các trường hợp sau:

- Bộ phận đánh lửa hoặc công tắc khởi động có chìa khóa có thể lấy ra;

- Buồng lái có khóa;

- Hộp che toàn bộ bộ phận đánh lửa hoặc công tắc khởi động;

- Khóa đánh lửa an toàn hay khóa khởi động (ví dụ, kích hoạt bằng thẻ khóa);

- Công tắc ngắt bộ ắc quy có khóa.

* Máy kéo được trang bị khóa liên động khởi động theo ISO 15077 trên cụm cơ cấu ly hợp điều khiển kéo hoặc điều khiển ly hợp kéo và phanh kết hợp, phải bao gồm các phương tiện ngăn chặn người lái khởi động máy kéo khi đứng trên mặt đất, ví dụ cầm cần điều khiển thả ra bằng tay.

* Nó phải không thực hiện được khởi động động cơ khi PTO (trục trích công suất) đã được kích hoạt.

Phải có phương tiện ngăn trục PTO truyền mô-men xoắn đến động cơ khi khởi động.

Ví dụ 1: Công tắc khóa liên động để ngăn chặn quay tay quay động cơ khi bộ phận điều khiển PTO ở vị trí hoạt động.

Ví dụ 2: Chỉ khởi động được động cơ khi ly hợp PTO đã ngắt.

* Khởi động động cơ không làm xê dịch cơ cấu treo 3 điểm.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8744-1 : 2011 yêu cầu an toàn trong việc khởi động và dừng động cơ đối với cần điều khiển của máy kéo tiêu chuẩn dùng trong nông lâm nghiệp?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8744-1 : 2011 yêu cầu an toàn trong việc khởi động và dừng động cơ đối với cần điều khiển của máy kéo tiêu chuẩn dùng trong nông lâm nghiệp? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8744-1 : 2011 yêu cầu an toàn trong bộ phận điều khiển ngoài đối với cơ cấu treo 3 điểm của cần điều khiển máy kéo tiêu chuẩn dùng trong nông lâm nghiệp?

Tại tiết 4.3.3 tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8744-1 : 2011 quy định về yêu cầu an toàn trong bộ phận điều khiển ngoài đối với cơ cấu treo 3 điểm của cần điều khiển máy kéo tiêu chuẩn dùng trong nông lâm nghiệp:

* Bộ phận điều khiển ngoài đối với cơ cấu treo 3 điểm phía trước hoặc sau phải vận hành ở một trong hai điều kiện giới hạn sau:

- Nâng hạ cơ cấu treo, khi đo từ điểm móc thấp nhất phải bị hạn chế lớn nhất tới 100 mm với từng kích hoạt điều khiển;

- Nâng hạ cơ cấu treo chỉ xảy ra trong thời gian bộ phận điều khiển được giữ ở vị trí kích hoạt.

* Bộ phận điều khiển ngoài phải được bố trí ở vị trí mà người lái có thể kích hoạt chúng khi đứng trên mặt đất bên ngoài vùng nguy hiểm giữa máy kéo và công cụ. Điều này không được áp dụng để đánh giá hệ thống điều khiển ngoài loại trừ hoặc giảm thiểu những rủi ro. Ví dụ, bộ phận điều khiển có thể đạt được bằng định ra giới hạn tốc độ dịch chuyển lớn nhất của cơ cấu móc treo ba điểm.

Chiều cao lớn nhất được ưu tiên của các bộ phận điều khiển cao hơn mặt đất là 1 800 mm hoặc 2 000 mm, nếu đã xem xét về kỹ thuật.

* Thiết bị phụ trợ phải được cung cấp để ngăn ngừa sự tác động vào các bộ phận điều khiển không được định trước.

* Cho phép cách bố trí khác với điều kiện chúng có tác dụng ít nhất tương đương theo các yêu cầu tại 4.3.3.1, 4.3.3.2 và 4.3.3.3.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8744-1 : 2011 yêu cầu an toàn trong bộ phận điều khiển ngoài PTO của cần điều khiển máy kéo tiêu chuẩn dùng trong nông lâm nghiệp?

Tại tiết 4.3.4 tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8744-1 : 2011 quy định về yêu cầu an toàn trong bộ phận điều khiển ngoài PTO của cần điều khiển máy kéo tiêu chuẩn dùng trong nông lâm nghiệp:

- Người lái máy có thể vận hành bộ phận điều khiển từ một vị trí cho phép tránh xa sự tiếp xúc với trục PTO hoặc IID (bộ phận truyền động đến công cụ) và xác định không có người ở vị trí nguy hiểm giữa máy kéo và công cụ gắn theo. Chiều cao của bộ phận điều khiển cao hơn mặt đất phải không được vượt quá 2 000 mm.

- Thiết bị phụ trợ phải được chế tạo để ngăn ngừa sự gài không được định trước của ly hợp PTO. Bộ phận điều khiển hoặc các điều chỉnh phải được nhận biết rõ ràng và không dễ bị nhầm lẫn với các bộ phận điều khiển ngoài khác, nếu được trang bị (ví dụ như các bộ phận điều khiển hoặc bộ phận điều khiển cơ cấu treo 3 điểm).

- Bộ phận điều khiển khởi động phải làm việc theo “nguyên tắc giữ để chạy” cho lần tác động đầu tiên tối thiểu 3 s.

- Gài PTO sử dụng bộ phận điều khiển ngoài phải xảy ra nhanh không được trễ hơn khi sử dụng bộ phận điều khiển PTO chính.

- Các bộ phận điều khiển ngoài phải luôn có thể thực hiện được dừng PTO từ vị trí ghế ngồi của người lái hay từ các bộ phận điều khiển ngoài được kết hợp.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

687 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào