Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7578-1:2017 (ISO 6336-1:2006) về tính toán khả năng tải của bánh răng thẳng và bánh răng nghiêng như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7578-1:2017 (ISO 6336-1:2006) về tính toán khả năng tải của bánh răng thẳng và bánh răng nghiêng như thế nào?
TCVN 7578-1:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 6336-1:2006 và Đính chính kỹ thuật 1:2008.
TCVN 7578-1:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 60 Bánh răng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 7578 (ISO 6336) Tính toán khả năng tải của bánh răng thẳng và bánh răng nghiêng bao gồm các phần sau:
- TCVN 7578-1:2017 (ISO 6336-1:2006), Phần 1: Nguyên lý cơ bản, giới thiệu và các hệ số ảnh hưởng chung;
- TCVN 7578-2:2006 (ISO 6336-2:1996), Phần 2: Tính toán độ bền bề mặt (tiếp xúc);
- TCVN 7578-3:2006 (ISO 6336-3:1996), Phần 3: Tính toán độ bền uốn của răng;
- TCVN 7578-5:2017 (ISO 6336-5:2016), Phần 5: Độ bền và chất lượng của vật liệu;
- TCVN 7578-6:2007 (ISO 6336-6:2006), Phần 6: Tính toán tuổi thọ dưới tác dụng của tải trọng biến thiên.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7578-1:2017 (ISO 6336-1:2006) về tính toán khả năng tải của bánh răng thẳng và bánh răng nghiêng - Phần 1 như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7578-1:2017 (ISO 6336-1:2006) viện dẫn những tài liệu nào?
Tại Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7578-1:2017 (ISO 6336-1:2006) có quy định:
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 5120:2007 (ISO 4287:1997), Đặc tính hình học của sản phẩm (GPS) - Nhám bề mặt: Phương pháp profin - Thuật ngữ, định nghĩa và các thông số nhám);
TCVN 7578-2 (ISO 6336-2), Tính toán khả năng tải của bánh răng thẳng và bánh răng nghiêng - Phần 2: Tính toán độ bền bề mặt (tiếp xúc);
TCVN 7578-3 (ISO 6336-3), Tính toán khả năng tải của bánh răng thẳng và bánh răng nghiêng - Phần 3: Tính toán độ bền uốn của răng;
TCVN 7578-5 (ISO 6336-5), Tính toán khả năng tải của bánh răng thẳng và bánh răng nghiêng - Phần 5: Độ bền và chất lượng của vật liệu;
TCVN 7578-6 (ISO 6336-6), Tính toán khả năng tải của bánh răng thẳng và bánh răng nghiêng - Phần 6: Tính toán tuổi thọ dưới tác dụng của tải trọng biến thiên;
TCVN 7585:2006 (ISO 53:1998), Bánh răng trụ trong công nghiệp và công nghiệp nặng - Prôfin răng tiêu chuẩn của thanh răng cơ sở;
ISO 1122-1:1998, Vocabulary of gear terms - Part 1: Definitions related to geometry (Từ vựng của các thuật ngữ bánh răng - Phần 1: Các định nghĩa liên quan đến hình học);
ISO 1328-1:1995, Cylindrical gears - ISO system of accuracy - Part 1: Definitions and allowable values of deviations relevant to corresponding flanks of gear teeth (Bánh răng trụ - Hệ thống độ chính xác ISO - Phần 1: Các định nghĩa và các giá trị cho phép của sai lệch có liên quan tới các sườn răng tương ứng của các răng bánh răng);
ISO 4288:1996, Geometrical Product Specifications (GPS) - Surface texture: Profile method - Rules and procedures for the assessment of surface texture (Đặc tính hình học của sản phẩm - Cấu trúc bề mặt: Phương pháp prôfin - Các quy tắc và quy trình để đánh giá cấu trúc bề mặt).
Như vậy, TCVN 7578-1:2017 (ISO 6336-1:2006) sẽ viện dẫn các tài liệu trên và việc viện dẫn cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này.
Phạm vi áp dụng TCVN 7578-1:2017 (ISO 6336-1:2006) ra sao?
Căn cứ theo quy định tại mục 1 thì phạm vi áp dụng TCVN 7578-1:2017 (ISO 6336-1:2006) như sau:
TCVN 7578-1:2017 (ISO 6336-1:2006) trình bày các nguyên lý cơ bản, giới thiệu và các hệ số ảnh hưởng chung cho tính toán khả năng tải của các bánh răng trụ răng thẳng và răng nghiêng. Cùng với các tiêu chuẩn TCVN 7578-2 (ISO 6336-2), TCVN 7578-3 (ISO 6336-3), TCVN 7578-5 (ISO 6336-5) và TCVN 7578-6 (ISO 6336-6), tiêu chuẩn này đưa ra phương pháp nhờ đó có thể so sánh được các thiết kế bánh răng khác nhau. Tiêu chuẩn này không nhằm mục đích bảo đảm tính năng của các hệ thống truyền động bánh răng đã lắp ráp cũng như không sử dụng cho những người làm công việc kỹ thuật phổ thông, mà dự định dành cho sử dụng của người thiết kế bánh răng có kinh nghiệm, có khả năng lựa chọn các giá trị hợp lý cho các hệ số trong các công thức tính toán này dựa trên sự hiểu biết các thiết kế tương tự và sự nhận biết các ảnh hưởng của các hạng mục được thảo luận.
Các công thức trong bộ tiêu chuẩn TCVN 7578 (ISO 6336) được dự định sử dụng để thiết lập một phương pháp thống nhất có thể chấp nhận được dùng cho tính toán độ bền chống tróc rỗ và độ bền uốn của các bánh răng trụ thân khai răng thẳng và răng nghiêng.
Bộ TCVN 7578 (ISO 6336) bao gồm các quy trình dựa trên thử nghiệm và các nghiên cứu lý thuyết như các thử nghiệm và nghiên cứu lý thuyết của Hirt [1], Strasser [2] và Brossmann [3]. Kết quả của các tính toán đánh giá theo các phương pháp này rất phù hợp với các phương pháp tính toán bánh răng đã được chấp nhận trước đây (xem các tài liệu tham khảo [4] đến [8] cho các góc áp lực làm việc bình thường lên đến 25o và các góc nghiêng chuẩn đến 25o).
Đối với các góc áp lực lớn hơn và các góc nghiêng lớn hơn, xu hướng của các tích số YFYSYβ và ZHZεZβ không giống như các tích số trong một số phương pháp trước đây. Cần lưu ý người sử dụng bộ TCVN 7578 (ISO 6336) rằng khi sử dụng các phương pháp trong bộ TCVN 7578 (ISO 6336) cho các góc nghiêng khác và các góc áp lực khác, các kết quả tính toán cần được xác nhận bằng thực nghiệm.
Các công thức trong bộ TCVN 7578 (ISO 6336) không áp dụng được khi có bất cứ điều kiện nào tồn tại dưới đây:
- Các bánh răng trụ răng thẳng và răng nghiêng có tỉ số tiếp xúc ngang nhỏ hơn 1,0;
- Các bánh răng trụ răng thẳng và răng nghiêng có tỉ số tiếp xúc ngang lớn hơn 2,5;
- Sự chèn răng giữa các đỉnh răng và góc lượn chân răng;
- Các răng bị nhọn;
- Khe hở cạnh răng bằng không (0).
Các công thức đánh giá trong bộ TCVN 7578 (ISO 6336) không áp dụng được cho các loại hư hỏng khác của răng bánh răng như sự biến dạng dẻo, cà mòn, sự nghiền lớp tôi bề mặt, dính răng và mài mòn, và không áp dụng được trong các điều kiện có rung động ở đó có thể có sự phá hủy prôfin răng không dự đoán trước được. Các công thức tính toán độ bền uốn áp dụng cho nứt gãy tại góc lượn của răng nhưng không áp dụng cho nứt, gậy trên các bề mặt làm việc của răng, sự hư hỏng của vành răng hoặc các hư hỏng của phôi bánh răng xuyên qua thân và mayơ. Bộ TCVN 7578 (ISO 6336) không áp dụng cho các răng được gia công tinh bằng rèn hoặc thiêu kết và cũng không áp dụng cho các bánh răng có vết tiếp xúc kém.
Các quy trình trong bộ TCVN 7578 (ISO 6336) cung cấp các công thức đánh giá cho tính toán khả năng tải dựa trên các tróc rỗ và hư hỏng ở chân răng. Ở các tốc độ trên vòng chia nhỏ hơn 1 m/s, khả năng tải của bánh răng thường bị hạn chế bởi sự mài mòn (về thông tin cho tính toán, xem tài liệu khác).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.