Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6964-1:2001 đánh giá sự chịu đựng của con người đối với rung động toàn thân, cảm giác chóng mặt, buồn nôn ra sao?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6964-1:2001 đánh giá sự chịu đựng của con người đối với rung động toàn thân, cảm giác chóng mặt, buồn nôn ra sao?
- Các trục chính của cơ thể người là gì?
- Hướng dẫn đánh giá ảnh hưởng của rung động lên triệu chứng chóng mặt, buồn nôn do chuyển động như thế nào?
- Ảnh hưởng của rung động toàn thân lên sự cảm nhận như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6964-1:2001 đánh giá sự chịu đựng của con người đối với rung động toàn thân, cảm giác chóng mặt, buồn nôn ra sao?
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6964-1:2001 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 43 - SC1 “Rung và va chạm” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ ban hành.
Theo đó, TCVN 6964-1:2001 xác định phương pháp đo rung động toàn thân có chu kỳ, ngẫu nhiên và tức thời. Tiêu chuẩn này chỉ ra các yếu tố chính kết hợp để xác định mức độ mà tới mức đó sự chịu đựng (sự tiếp xúc) sẽ là chấp nhận được. Các phụ lục đưa ra các quan điểm hiện tại và cung cấp các hướng dẫn về các ảnh hưởng có thể xảy ra của rung động đối với sức khỏe, độ tiện nghi, sự cảm nhận và cảm giác chóng mặt, buồn nôn. Dải tần số được xem xét đến là:
- 0,5 Hz đến 80 Hz đối với sức khỏe, độ tiện nghi và sự cảm nhận, và
- 0,1 Hz đến 0,5 Hz đối với các cảm giác chóng mặt, buồn nôn.
Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các chuyển động lan truyền đến cơ thể con người trên bề mặt nâng đỡ: bàn chân của người ở trạng thái đứng; mông, lưng và chân của người ở trạng thái ngồi hoặc bề mặt chịu lực của người nằm.
Các loại rung động này xuất hiện trong các phương tiện giao thông, máy móc, nhà cửa và ở các vùng lân cận với thiết bị đang làm việc.
Các trục chính của cơ thể người là gì?
Các trục chính của cơ thể người được quy định tại Hình 1 TCVN 6964-1:2001 bao gồm:
(1) Tư thế ngồi:
(2) Tư thế đứng:
(3) Tư thế nằm:
Theo đó, các trục chính của cơ thể người được dùng để xác định hệ tọa độ điểm nhằm tiến hành đo rung động như sau:
- Tiến hành đo rung động theo hệ tọa độ tại điểm mà rung động tác động vào cơ thể.
- Nếu không thể gắn các đầu đo vuông góc theo các trục cơ bản, thì cho phép góc của trục đo lệch đến 15°. Đối với người ngồi trên các bề mặt nghiêng, hướng thích hợp cần được xác định theo các trục của cơ thể, và trục z không nhất thiết phải thẳng đứng, cần chú ý hướng của các trục chính với trọng trường.
- Các đầu đo được gắn tại mỗi vị trí đo cần phải vuông góc với nhau. Đầu đo gia tốc tịnh tiến được gắn theo các trục khác nhau ở mỗi vị trí đo đơn lẻ và càng gần nhau càng tốt.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6964-1:2001 đánh giá sự chịu đựng của con người đối với rung động toàn thân, cảm giác chóng mặt, buồn nôn ra sao?
Hướng dẫn đánh giá ảnh hưởng của rung động lên triệu chứng chóng mặt, buồn nôn do chuyển động như thế nào?
Tham khảo Phụ lục D Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6964-1:2001 có nội dung hướng dẫn đánh giá ảnh hưởng của rung động lên triệu chứng chóng mặt, buồn nôn do chuyển động.
Khoảng thời gian rung động
Tần suất triệu chứng chóng mặt, buồn nôn tăng lên khi tăng thời gian tham gia chuyển động lên vài giờ. Với khoảng thời gian lâu hơn (một vài ngày), sẽ có sự thích ứng (độ nhạy thấp) với chuyển động. Sự thích nghi vẫn giữ được trong các lần chuyển động tương tự sau.
Giá trị liều lượng của triệu chứng được xác định bằng các giá trị cao hơn, tương ứng với sự tác động lớn của sự chóng mặt buồn nôn.
Có hai phương pháp khác nhau dùng để tính giá trị liều gây nên triệu chứng chóng mặt:
- Nếu có thể, giá trị liều triệu chứng chóng mặt xác định từ phép đo độ lắc trong suốt cả quá trình tiếp xúc. Giá trị liều triệu chứng chóng mặt VSDz, đơn vị met trên giây lũy thừa 1,5 (m/s1,5) tính theo công thức sau:
Trong đó:
aw(t) là giá trị gia tốc theo tần số theo phương z.
T là tổng thời gian (tính theo s) trong chuyển động.
Phương pháp này tương đương với phép lấy giá trị r.m.s tích phân theo thời gian T và tăng lên với T1/2.
- Nếu sự tiếp xúc với chuyển động là liên tục với độ lớn coi như không đổi, có thể ước tính từ giá trị r.m.s theo tần số trong khoảng thời gian ngắn. Giá trị liều triệu chứng chóng mặt, MSDVz, tính bằng mét trên giây lũy thừa 1,5 với thời gian tiếp xúc T0, xác định theo công thức sau:
Hướng dẫn về ảnh hưởng của các giá trị liều triệu chứng chóng mặt do chuyển động
Qua nghiên cứu, thấy rằng có sự khác biệt lớn trong tính mẫn cảm của từng cá nhân với ảnh hưởng của rung lắc tần số thấp. Ở nam giới khả năng bị ảnh hưởng với rung lắc thấp hơn so với nữ giới và sự biểu hiện của các triệu chứng này giữa hai giới giảm khi tuổi của họ tăng, số phần trăm (%) người bị nôn xấp xỉ là Km.MSDVz.
Trong đó Km là hằng số có giá trị rất khác nhau phụ thuộc vào nhóm người tiếp xúc, nhưng Km = 1/3 đối với một nhóm gồm cả nam và nữ đã thích nghi. Tỷ lệ có triệu chứng bị nôn chiếm khoảng 70% khi sự tiếp xúc với rung lắc trong khoảng từ 20 phút đến 6 giờ.
Chú thích - Trong nhiều trường hợp, số phần trăm (%) người bị nôn có thể vượt quá giá trị đã tính theo công thức trên khi giá trị gia tốc aw > 0,5 m/s2.
Ảnh hưởng của rung động toàn thân lên sự cảm nhận như thế nào?
Tham khỏa Phụ lục C Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6964-1:2001 có nội dung hướng dẫn về ảnh hưởng của rung động toàn thân lên sự cảm nhận như sau:
- 50% trong số những người nhạy cảm có thể phát hiện, cảm thấy đại lượng rung động theo tần số Wk có giá trị đỉnh khoảng 0,015 m/s2. Giữa các cá thể, khả năng cảm nhận rung động rất khác nhau. Khi ngưỡng cảm nhận trung bình xấp xỉ 0,015 m/s2, dải đáp ứng của điểm tứ phân vị trong khoảng từ 0,01 m/s2 đến 0,2 m/s2.
- Ngưỡng cảm nhận giảm nhẹ khi tăng thời gian rung động đến 1 giây và ngưỡng cảm nhận giảm nhỏ hơn nữa khi tăng thêm thời gian rung động.
- Mặc dù khi tăng thời gian tiếp xúc, ngưỡng cảm nhận không tiếp tục giảm nhưng cảm giác sinh ra từ rung động có độ lớn trên ngưỡng sẽ tiếp tục giảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.