Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6396-3:2010 (EN 81-3:2000) yêu cầu an toàn và lắp đặt bao che giếng thang ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6396-3:2010 (EN 81-3:2000) yêu cầu an toàn và lắp đặt bao che giếng thang ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6396-3:2010 (EN 81-3:2000) yêu cầu an toàn và lắp đặt bao che giếng thang ra sao?

Tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6396-3:2010 (EN 81-3:2000) quy định về yêu cầu an toàn và lắp đặt bao che giếng thang như sau:

(*) Bao che giếng thang

- Thang máy chở hàng phải được ngăn cách với môi trường xung quanh bằng các vách kín, sàn và trần.

Chỉ cho phép mở các lỗ, ô cửa sau:

(i) ô cửa tầng;

(ii) ô cửa kiểm tra giếng thang và lỗ cửa sập kiểm tra;

(iii) lỗ thóat khí và khói trong trường hợp cháy;

(iv) lỗ thông gió;

(v) lỗ thông giữa giếng thang và buồng máy cần thiết cho vận hành thang máy chở hàng;

(vi) lỗ trong vách ngăn giữa các thang máy chở hàng hoặc giữa thang máy chở hàng và thang máy

theo 5.5;

(vii) đối với các buồng máy có thể vào được (xem 0.3.1.3.2), các lỗ trên trần ngăn cách giếng thang với buồng máy.

- Cửa kiểm tra - cửa sập kiểm tra thẳng đứng có lắp bản lề

+ Không được sử dụng các cửa kiểm tra và cửa sập kiểm tra đối với giếng thang ngoại trừ các của do yêu cầu của công tác bảo dưỡng.

Kích thước của các cửa kiểm tra và cửa sập kiểm tra phải thích hợp với vị trí của chúng trong giếng thang, mục đích sử dụng của chúng và khả năng nhìn thấy rõ công việc được thực hiện.

+ Các cửa kiểm tra và cửa sập kiểm tra thẳng đứng có lắp bản lề không được mở vào bên trong giếng thang.

+ Các cửa kiểm tra và cửa sập kiểm tra phải lắp khóa mở bằng chìa, nhưng có thể đóng và khóa tự động không cần chia.

Nếu có nguy cơ người bị mắc kẹt bên trong thì cửa phải mở được từ bên trong giếng thang không cần chìa, ngay cả khi cửa đã khóa.

+ Vận hành thang máy chở hàng phải thiết kế sao cho chỉ thực hiện được khi tất cả các cửa kiểm tra và cửa sập kiểm tra đều đóng. Muốn vậy phải sử dụng các thiết bị điện an toàn phù hợp với 14.1.2.

Yêu cầu này không áp dụng cho các cửa và cửa sập dành riêng cho việc tiếp cận máy và các bộ phận gắn liền với máy, nhưng áp dụng cho các cửa và cửa sập tiếp cận bộ khống chế vượt tốc, nếu có, được lắp đặt trong giếng thang (xem 9.9.2.6.2).

+ Các cửa kiểm tra và cửa sập kiểm tra phải kín và phải đáp ứng các yêu cầu về độ bền cơ học như các cửa tầng.

CHÚ THÍCH: Cần tính đến các quy định có liên quan đối với việc bảo vệ công trình xây dựng được quan tâm (xem 0.2.5).

+ Phải có lối vào an toàn tiếp cận các cửa kiểm tra và cửa sập kiểm tra phù hợp với 6.2.

- Thông gió giếng thang

Có thể thông gió cho giếng thang nhưng không được dùng giếng thang để thông gió cho các phần khác của công trình.

- Các bộ phận bên trong giếng thang

+ Khoảng cách từ bất cứ điểm nào của ngưỡng cửa tầng tới bất cứ bộ phận nào có yêu cầu phải bảo dưỡng, điều chỉnh hoặc kiểm tra không được vượt quá 600 mm.

Khi không thể thực hiện được yêu cầu trên thì phải trang bị và bố trí các cửa kiểm tra hoặc cửa sập kiểm tra để đáp ứng các yêu cầu đã nêu.

CHÚ THÍCH: Nên chú ý đến khoảng cách giữa các tầng dừng.

+ Khi các bộ phận không được lắp đặt theo 5.2.4.1 thì giếng thang phải vào được và cabin phải được trang bị các thiết bị cho phép nó dừng lại gần bất cứ tầng dừng nào. Các thiết bị này phải đáp ứng các yêu cầu của 9.7.4 (và nóc của cabin phải tuân theo 8.3.2.2).

CHÚ THÍCH: Nên chú ý đến khoảng cách giữa các tầng dừng.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6396-3:2010 (EN 81-3:2000) yêu cầu an toàn và lắp đặt bao che giếng thang ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6396-3:2010 (EN 81-3:2000) yêu cầu an toàn và lắp đặt bao che giếng thang ra sao? (Hình ảnh Internet)

Yêu cầu an toàn và lắp đặt bao che giếng thang về đỉnh giếng và hố thang như thế nào?

Tại tiểu mục 5.6 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6396-3:2010 (EN 81-3:2000) quy định về yêu cầu an toàn và lắp đặt bao che giếng thang về đỉnh giếng và hố thang như sau:

(*) Đỉnh giếng và hố thang

Bất cứ thiết bị nào theo yêu cầu trong 5.2.4.2 phải cho phép bảo đảm khoảng cách tự do 1,80 m theo phương thẳng đứng trong đỉnh giếng tính đến nóc cabin.

- Khoảng không gian đỉnh giếng đối với thang máy chở hàng dẫn động ma sát

+ Khi đối trọng tỳ lên các cữ chặn cố định hoặc giảm chấn nén tận cùng thì chiều dài ray dẫn hướng cabin phải cho phép thêm một hành trình ít nhất là 0,10 m.

+ Khi cabin tỳ lên các cữ chặn cố định hoặc giảm chấn nén tận cùng thì chiều dài ray dẫn hướng đối trọng phải cho phép thêm một hành trình ít nhất là 0,10 m.

- Khoảng không gian đỉnh giếng đối với thang máy chở hàng dẫn động cưỡng bức

+ Khoảng hành trình có dẫn hướng của cabin đi lên từ từng dừng cao nhất tới khi cabin va vào trần của giếng thang ít nhất phải là 0,20 m.

+ Khi cabin tỳ lên các cữ chặn cố định hoặc giảm chấn nén tận cùng thì chiều dài ray dẫn hưởng cho khối lượng cân bằng phải cho phép thêm một hành trình ít nhất là 0,10 m.

- Khoảng không gian đỉnh giếng đối với thang máy thủy lực chở hàng

+ Khi pit tông ở vị trí giới hạn đạt được bằng hành trình giới hạn của pit tông theo 12.3.2.3 thì chiều dài ray dẫn hướng cabin phải cho phép thêm một hành trình ít nhất là 0,10 m.

+ Khi cabin tựa trên các cữ chặn cố định hoặc giảm chấn nén tận cùng thì chiều dài ray dẫn hướng cho khối lượng cân bằng, nếu có, phải cho phép thêm một hành trình ít nhất là 0,10 m.

- Hố thang

+ Phần dưới cùng giếng thang phải tạo thành hố thang với đáy nhẵn và bằng phẳng, trừ các đế giảm chấn hoặc cữ chặn cố định, đế xi lanh, chân ray dẫn hướng và các rãnh thoát nước.

Sau khi hoàn thiện, hố thang phải khô ráo không được thấm nước.

+ Khi giếng thang có thể vào được (xem 0.3.13) thì sử dụng một thiết bị chống (có thể là thiết bị di động) trên diện tích 0,20 m x 0,20 m, để đảm bảo khoảng cách 1,8 m theo phương thẳng đứng giữa đáy hố thang và các bộ phận thấp nhất của cabin khi nó tựa trên thiết bị này.

Thiết bị dành cho mục đích này phải được để cố định bên trong giếng thang để bảo đảm khả năng sử dụng được của nó.

+ Khi giếng thang có thể vào được (xem 0.3.134) thì trong hố giếng thang phải có:

(i) một thiết bị để dừng không cho thang máy hoạt động, có thể tiếp cận được khi mở cửa vào hố thang phù hợp với các yêu cầu của 14.2.2 và 15.7;

(ii) một ổ cắm điện (xem 13.6.2).

+ Khi giếng thang không thể vào được (xem 0.3.13) thì phải có khả năng làm sạch đáy hố thang từ bên ngoài.

Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy của vách, sàn và trần giếng thang ra sao?

Tại tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6396-3:2010 (EN 81-3:2000) quy định về yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy của vách, sàn và trần giếng thang như sau:

Kết cấu của giếng thang phải có khả năng chịu được các tải trọng từ máy, từ các kích, từ các ray dẫn hướng truyền sang khi bộ hãm an toàn hoạt động, tải trọng do tải trong cabin đặt lệch tâm, do tác động của các giảm chấn, do chất tải và dỡ tải v.v...

CHÚ THÍCH: Cần tính đến các quy định của nhà nước về xây dựng có liên quan đối với công trình xây dựng được quan tâm (xem 0.2.5).

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
708 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào