Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5935-1 : 2013 về cáp điện có cách điện dạng đùn và phụ kiện dùng cho điện áp danh định từ 1KV đến 30KV ra sao?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5935-1 : 2013 về cáp điện có cách điện dạng đùn và phụ kiện dùng cho điện áp danh định từ 1KV đến 30KV ra sao?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5935-1 : 2013 và TCVN 5935-2:2013 thay thế TCVN 5935:1995.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5935-1 : 2013 hoàn toàn tương đương với IEC 60502-1:2009.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5935-1 : 2013 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC/E4 Dây và cáp điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5935 (IEC 60502) Cáp điện có cách điện dạng đùn và phụ kiện cáp điện dùng cho điện áp danh định từ 1 kV (Um = 1,2kV) đến 3kV (Um = 3,6kV), gồm các phần sau:
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5935-1:2013 (IEC 60502-1:2009), Phần 1: Cáp dùng cho điện áp danh định bằng 1 kV (Um = 1,2kV) và 3kV (Um = 3,6kV)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5935-2:2013 (IEC 60502-2:2005), Phần 2: Cáp dùng cho điện áp danh định bằng 6 kV (Um = 7,2kV) đến 30kV (Um = 36kV)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5935-4:2013 (IEC 60502-4:2005), Phần 4: Yêu cầu thử nghiệm phụ kiện cáp có điện áp danh định bằng 6 kV (Um = 7,2kV) và 30kV (Um = 36kV)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5935-1 : 2013 quy định các yêu cầu về kết cấu, kích thước và thử nghiệm cáp điện có cách điện đặc dạng đùn có điện áp danh định bằng 1kV (Um = 1,2kV) và 3kV (Um = 3,6kV) dùng cho hệ thống lắp đặt cố định như lưới điện phân phối hoặc hệ thống lắp đặt công nghiệp.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5935-1 : 2013 đề cập đến các cáp có đặc tính giảm cháy lan, mức phát thải khói thấp và không phát thải halogen khi bị đốt cháy.
Cáp dùng cho hệ thống lắp đặt đặc biệt và điều kiện vận hành đặc biệt không thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này, ví dụ như cáp dùng cho đường dây trên không, ngành công nghiệp mỏ, nhà máy điện hạt nhân (trong và xung quanh khu vực nhiễm xạ), cáp sử dụng ngầm dưới biển hoặc ứng dụng trên tàu.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5935-1 : 2013 về cáp điện có cách điện dạng đùn và phụ kiện dùng cho điện áp danh định từ 1KV đến 30KV ra sao? (Hình từ internet)
Quy định về ký hiệu điện áp danh định như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5935-1 : 2013 quy định về ký hiệu điện áp danh định như sau:
Điện áp danh định Uo/U(Um) của cáp được xem xét trong tiêu chuẩn này là 0,6/1 (1,2) kV và 1,8/3 (3,6) kV.
CHÚ THÍCH 1: Điện áp nêu trên là các ký hiệu đúng mặc dù ở một số nước sử dụng các ký hiệu khác, ví dụ: 1,7/3 kV hoặc 1,9/3,3 kV thay vì 1,8/3 kV.
Trong cách ký hiệu điện áp của cáp Uo/U(Um):
- Uo là điện áp danh định tần số công nghiệp giữa ruột dẫn và đất hoặc màn chắn kim loại mà cáp được thiết kế;
- U là điện áp danh định tần số công nghiệp giữa các ruột dẫn mà cáp được thiết kế;
- Um là giá trị cao nhất của "điện áp hệ thống cao nhất" mà thiết bị được phép sử dụng (xem IEC 60038).
Điện áp danh định của cáp đối với ứng dụng cho trước phải thích hợp với điều kiện làm việc trong hệ thống mà cáp được sử dụng. Để thuận tiện cho việc chọn cáp, hệ thống được chia làm ba cấp sau:
- Cấp A: Cấp này gồm các hệ thống trong đó dây pha khi chạm đất hoặc chạm dây đất thì được ngắt ra khỏi hệ thống trong vòng 1 min;
- Cấp B: cấp này gồm các hệ thống mà trong điều kiện sự cố vẫn làm việc trong thời gian ngán với một pha chạm đất. Theo IEC 60183, thời gian này không nên vượt quá 1h. Đối với cáp thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này, có thể chấp nhận khoảng thời gian dài hơn nhưng không vượt quá 8h trong bất kỳ trường hợp nào. Tổng thời gian xuất hiện sự cố chạm đất trong một năm bất kỳ không nên vượt quá 125h;
- Cấp C: cấp này gồm tất cả các hệ thống không thuộc cấp A hoặc B.
CHÚ THÍCH 2: Cần biết rằng trong một hệ thống khi sự cố chạm đất không được cách ly tự động và nhanh chóng thì các ứng suất bất thường trên cách điện của cáp trong thời gian sự cố chạm đất sẽ làm giảm tuổi thọ của cáp ở một mức độ nhất định. Nếu hệ thống được dự kiến làm việc khá thường xuyên với sự cố chạm đất kéo dài thì nên phân loại hệ thống ở cấp C.
Giá trị Uo khuyến cáo cho cáp được sử dụng trong hệ thống ba pha được liệt kệ trong bảng dưới đây:
Quy định về cáp có điện áp danh định 0,6/1 (1,2) kV ra sao?
Căn cứ tại tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5935-1 : 2013 quy định về cáp có điện áp danh định 0,6/1 (1,2) kV như sau:
Cáp có điện áp danh định 0,6/1 (1,2) kV có thể có lớp kim loại chung xung quanh các lõi.
CHÚ THÍCH: Việc chọn giữa cáp có và không có lớp kim loại phụ thuộc vào qui định quốc gia và các yêu cầu lắp đặt để ngăn nguy hiểm có thể có từ việc hỏng về cơ hoặc tiếp xúc điện trực tiếp.
- Cáp có lớp kim loại chung (xem Điều 8):
Cáp phải có lớp bọc bên trong bao quanh lõi đã bố trí. Lớp bọc bên trong và chất độn phải phù hợp với 7.1.
Tuy nhiên, băng quấn kim loại có thể được đặt trực tiếp lên lõi đã lắp ghép, bỏ đi lớp bọc bên trong với điều kiện là chiều dày danh nghĩa của từng băng quấn không vượt quá 0,3 mm và cáp hoàn chỉnh phù hợp với thử nghiệm uốn đặc biệt được quy định ở 18.17.
- Cáp không có lớp kim loại chung (xem Điều 8):
Có thể bỏ lớp bọc bên trong với điều kiện là hình dạng bên ngoài của cáp vẫn giữ được về cơ bản là tròn và không bị dính giữa các lõi và vỏ bọc.
Vỏ bọc ngoài có thể xâm nhập vào các khe hở giữa các lõi, trừ trường hợp vỏ bọc ngoài là nhựa nhiệt dẻo bọc ngoài lõi hình tròn lớn hơn 10 mm2.
Tuy nhiên, nếu có lớp bọc bên trong thì chiều dày của lớp bọc này không cần phù hợp với 7.1.3 hoặc 7.1.4.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.