Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1547:2020 quy định về thức ăn chăn nuôi, thức ăn hỗn hợp cho lợn như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1547:2020 quy định về thức ăn chăn nuôi, thức ăn hỗn hợp cho lợn như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1547:2020 thay thế TCVN 1547:2007;
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1547:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F17 Thức ăn chăn nuôi biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1547:2020 áp dụng đối với thức ăn hỗn hợp cho lợn.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1547:2020 quy định về thức ăn chăn nuôi, thức ăn hỗn hợp cho lợn như thế nào? (Hình từ internet)
Yêu cầu kỹ thuật về thức ăn hỗn hợp cho lợn ra sao?
Căn cứ tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1547:2020, quy định về yêu cầu kỹ thuật về thức ăn cho lợn như sau:
(1) Yêu cầu cảm quan:
Các chỉ tiêu cảm quan đối với thức ăn hỗn hợp cho lợn gồm có như sau:
Tên chỉ tiêu | Yêu cầu |
1. Ngoại quan | Dạng bột: không vón cục Dạng viên: không dính ướt |
2. Màu sắc | Màu sắc đặc trưng của các nguyên liệu tạo nên sản phẩm |
3. Mùi | Mùi đặc trưng của các nguyên liệu tạo nên sản phẩm, không có mùi mốc, mùi hôi và mùi lạ khác |
4. Vật ngoại lai sắc cạnh | Không được có |
5. Côn trùng sống | Không được có |
(2) Các chỉ tiêu lý-hóa và giá trị dinh dưỡng
Các chỉ tiêu lý-hoá và giá trị dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp cho lợn gồm có như sau:
ảnh
Điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Chăn nuôi 2018 quy định điều kiển để sản xuất thức ăn chăn nuôi gồm có như sau:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;
+ Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo;
+ Có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi;
+ Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp;
+ Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn để không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi;
+ Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định;
+ Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất;
+ Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch;
+ Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh;
+ Có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, i và k khoản 1 Điều 38 Luật Chăn nuôi 2018, trừ trường hợp sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ sử dụng trong chăn nuôi nông hộ.
Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Luật Chăn nuôi 2018 quy định cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có quyền sau đây:
+ Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi;
+ Được sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật;
+ Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại ngoài quyền quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 48 Luật Chăn nuôi 2018 thì được gia công các loại thức ăn chăn nuôi phù hợp theo quy định của pháp luật.
- Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
+ Bảo đảm các điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trong quá trình hoạt động;
+ Xây dựng và thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi, bảo đảm thức ăn chăn nuôi phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, bảo đảm truy xuất nguồn gốc sản phẩm thức ăn chăn nuôi, lưu quy trình kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi;
+ Chỉ được sử dụng các loại sản phẩm, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phù hợp với quy định của pháp luật; nguyên liệu sử dụng trong thành phẩm phải có thời hạn sử dụng tối thiểu bằng thời hạn sử dụng của thành phẩm;
+ Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về điều kiện sản xuất và chất lượng thức ăn chăn nuôi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thức ăn chăn nuôi do cơ sở sản xuất;
+ Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại phải công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy, ghi nhãn thức ăn chăn nuôi và lưu đầy đủ hồ sơ tại cơ sở sản xuất theo quy định; lưu nhật ký sản xuất, kết quả thử nghiệm thức ăn chăn nuôi trong thời gian tối thiểu là 02 năm; lưu mẫu thức ăn chăn nuôi trong thời gian tối thiểu là 30 ngày kể từ ngày sản phẩm hết hạn sử dụng; báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 48 Luật Chăn nuôi 2018.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.