Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13990:2024 truy xuất nguồn gốc - yêu cầu đối với logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm ra sao?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13990:2024 truy xuất nguồn gốc - yêu cầu đối với logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm ra sao?
Cụ thể, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13990:2024 đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với dịch vụ logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm để truy xuất nguồn gốc.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13990:2024 áp dụng cho việc quản lý truy xuất trong các khâu logistic lạnh như vận chuyển, lưu kho, xếp dỡ thực phẩm đóng gói sẵn từ cuối quá trình sản xuất đến trước khi bán hàng.
Theo đó, tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13990:2024 quy định về một số nguyên tắc như sau:
- Nhà cung cấp dịch vụ logistic phải đáp ứng các nguyên tắc chung quy định trong TCVN 12850:2019.
- Nhà cung cấp dịch vụ logistic chuỗi lạnh phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc, thu thập và lưu trữ thông tin, thực hiện việc truy xuất nguồn gốc khi cần thiết.
- Nhà cung cấp dịch vụ logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm phải trung thực, hợp tác và phối hợp với nhau khi bàn giao sản phẩm.
- Nhà cung cấp dịch vụ logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm phải thiết lập chế độ ghi chép và lưu giữ thông tin nhiệt độ, đảm bảo nhiệt độ chuỗi thực phẩm lạnh có thể truy xuất được trong suốt quá trình logistic.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13990:2024 truy xuất nguồn gốc - yêu cầu đối với logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm ra sao? (Hình từ internet)
Hệ thống truy xuất nguồn gốc logistic chuỗi lạnh cần đáp ứng những yêu cầu chung nào?
Yêu cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc Logistic chuỗi lạnh được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13990:2024 như sau:
- Hệ thống truy xuất nguồn gốc chuỗi lạnh cho thực phẩm phải phù hợp với các nguyên tắc dành cho hệ thống truy xuất nguồn gốc đã được quy định trong TCVN 12850:2019.
- Thông tin nhiệt độ trong chuỗi lạnh cho thực phẩm phải là nội dung truy xuất nguồn gốc chính. Nhà cung cấp dịch vụ logistic cần thiết lập và cải thiện việc quản lý giám sát nhiệt độ toàn bộ quá trình và chế độ chuyển giao giữa các khâu, để thực hiện toàn bộ quá trình truy xuất nhiệt độ.
- Nhà cung cấp dịch vụ logistic cần bố trí các thiết bị đo nhiệt độ liên quan để đo và ghi lại nhiệt độ môi trường và nhiệt độ sản phẩm. Thiết bị đo nhiệt độ phải được kiểm định đo lường và được hiệu chuẩn thường xuyên.
- Nhà cung cấp dịch vụ logistic cần xây dựng các quy định chi tiết về hoạt động giám sát nhiệt độ chuỗi lạnh, làm rõ các yêu cầu theo dõi và lưu lại nhiệt độ của thực phẩm trong các khâu logistic khác nhau (bao gồm các yêu cầu về thiết bị đo nhiệt độ, lựa chọn điểm đo nhiệt độ, phạm vi sai lệch nhiệt độ cho phép, phương pháp giám sát nhiệt độ và ghi chép kết quả đo nhiệt độ), cũng như những yêu cầu về phương pháp lưu trữ hồ sơ nhiệt độ, thời gian bảo quản.
Nhà cung cấp dịch vụ logistic cần xây dựng các chương trình đào tạo, chế độ giám sát và đánh giá, người vận hành phải được đào tạo khi cần thiết để có thể giám sát và ghi lại nhiệt độ các khâu logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm theo phương pháp kiểm tra đánh giá để có thể hoàn thiện xác nhận bàn giao và các hoạt động khác.
Hệ thống truy xuất nguồn gốc chuỗi lạnh cho thực phẩm phải được kiểm tra liên tục nhằm đảo bảo việc theo dõi và lưu giữ thông tin liên tục và hiệu quả.
Yêu cầu thông tin truy xuất nhiệt độ tại các khâu như thế nào?
Căn cứ tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13990:2024 quy định về yêu cầu thông tin truy xuất nhiệt độ tại các khâu như sau:
Tại khâu vận chuyển:
- Với các lô hàng sản phẩm phải được làm lạnh trước khi đóng gói vận chuyển, cần kiểm tra các giấy tờ chứng nhận chất lượng sản phẩm liên quan, xác nhận rằng hàng hóa vận chuyển được đóng gói nguyên vẹn, đo và ghi lại nhiệt độ sản phẩm, đồng thời ký xác nhận với nhân viên thao tác của khâu trước.
- Trong quá trình vận chuyển, thông tin nhiệt độ môi trường của phương tiện vận chuyển phải được thu thập liên tục. Nhiệt độ môi trường của phương tiện vận chuyển thường có thể dùng nhiệt độ cửa cấp lạnh để biểu thị nhiệt độ trong quá trình vận chuyển. Khi cần thiết có thể lấy ghi chép nhiệt độ của máy cảm biến trong khoảng ¾ đến ¼ của phương tiện vận chuyển làm ghi chép bổ sung.
- Khi cần cung cấp hồ sơ nhiệt độ sản phẩm trong quá trình vận chuyển, chọn điểm đo nhiệt độ sản phẩm theo hướng dẫn tại Phụ lục A, A.1.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13990:2024
- Khi kết thúc quá trình vận chuyển, cần đo, lưu lại nhiệt độ của sản phẩm và ký xác nhận với người vận hành ở khâu tiếp theo. Xem Phụ lục A, A.1.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13990:2024 để chọn điểm đo nhiệt độ sản phẩm.
- Sau khi hoàn thành dịch vụ vận chuyển, bên vận chuyển phải cung cấp hồ sơ nhiệt độ phù hợp với khoảng thời gian vận chuyển cho bên yêu cầu dịch vụ vận chuyển chuỗi lạnh.
Tại khâu lưu kho:
- Trước khi sản phẩm nhập kho, cần kiểm tra các giấy tờ về chất lượng sản phẩm liên quan và lưu lại nhiệt độ vận chuyển của thực phẩm, thời gian nhập kho, nhiệt độ sản phẩm bàn giao với người điều hành/thực hiện trong khâu vận chuyển và ký xác nhận.
- Khi nhiệt độ của sản phẩm tại thời điểm tiếp nhận nằm ngoài phạm vi quy định, cần lưu lại chi tiết nhiệt độ của sản phẩm tại thời điểm đó, bao gồm các thông tin bổ sung như nhiệt độ sản phẩm tại thời điểm giao nhận, các biện pháp xử lý và nhiệt độ sau khi xử lý, cũng như nhiệt độ kho lạnh khi nhập kho.
- Thiết bị ghi và hiển thị nhiệt độ của kho lạnh nên đặt bên ngoài kho lạnh để dễ quan sát và kiểm soát. Máy cảm ứng nhiệt độ cần đặt ở vị trí phản ánh tốt nhất nhiệt độ sản phẩm hoặc nhiệt độ trung bình, ví dụ có thể đặt máy cảm ứng ở vị trí cao trong kho lạnh.
Nên đặt máy cảm ứng nhiệt độ tránh xa những nơi có nhiệt độ dao động, ví dụ xa máy làm mát không khí và nơi ra vào, để đảm bảo ghi nhiệt độ chính xác. Số lượng máy cảm ứng nhiệt độ trong kho lạnh phải đáp ứng đủ yêu cầu về ghi chép nhiệt độ.
- Khi cần cung cấp hồ sơ nhiệt độ sản phẩm trong khâu lưu kho, tham khảo Phụ lục A, A.1.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13990:2024 để đo nhiệt độ sản phẩm trong kho lạnh.
- Khi xuất sản phẩm khỏi kho lạnh, cần xác nhận hồ sơ nhiệt độ của khâu lưu kho và nhiệt độ sản phẩm tại thời điểm bàn giao với người thực hiện bước tiếp theo, ký xác nhận.
- Trong quá trình lưu kho, nếu có các hoạt động gia công phân tách, đóng gói, cần đảm bảo yêu cầu về khả năng truy vết theo quy định tại tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13990:2024, đồng thời ghi chép và lưu giữ chi tiết tên sản phẩm, số lượng, số lô, thời hạn sử dụng, nhiệt độ sản phẩm trong quá trình phân tách, đóng gói với nhiệt độ sản phẩm là thông tin truy xuất gia công của khâu kho bãi.
- Sau khi quá trình lưu kho hoàn thành, hồ sơ nhiệt độ trong quá trình kho bãi phải được cung cấp cho bên yêu cầu lưu kho lạnh.
Tại khâu xếp dỡ:
- Trước khi xếp dỡ, kiểm tra tính toàn vẹn của bao bì sản phẩm, kiểm tra nhãn mác, xác nhận hồ sơ nhiệt độ môi trường, chọn mẫu phù hợp để đo nhiệt độ sản phẩm và hai bên cần ký tên xác nhận.
- Thông tin truy xuất nhiệt độ của môi trường xếp dỡ bao gồm nhiệt độ môi trường trước khi xếp dỡ, nhiệt độ sản phẩm, thời gian xếp dỡ và nhiệt độ sản phẩm và nhiệt độ môi trường sau khi xếp dỡ.
- Thông tin truy xuất bổ sung cho thời gian xếp dỡ bao gồm thời gian xếp hàng lên xe, nhiệt độ làm lạnh dự kiến, nhiệt độ môi trường vận hành và nhiệt độ môi trường trong phương tiện vận chuyển sau khi xếp hàng.
- Thông tin truy xuất bổ sung trong quá trình xếp dỡ bao gồm nhiệt độ môi trường của phương tiện vận chuyển khi đến, thời gian dỡ hàng và nhiệt độ kho lạnh sắp chuyển vào.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.