Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13931:2024 về Bê tông - Phương pháp xác định hệ số dịch chuyển Clorua thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13931:2024 về Bê tông - Phương pháp xác định hệ số dịch chuyển Clorua thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13931:2024 về Bê tông - Phương pháp xác định hệ số dịch chuyển Clorua (Concrete - Test method for determination of the chloride migration coefficient)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13931:2024 quy định phương pháp xác định hệ số dịch chuyển clorua ở trạng thái không ổn định của mẫu bê tông ở độ tuổi xác định (xem Phụ lục A). Phương pháp thử này không tính đến bất kỳ sự tương tác nào của bê tông với dung dịch muối theo thời gian. Kết quả thí nghiệm cho biết khả năng chống lại sự thâm nhập clorua của bê tông khi áp điện.
Phương pháp thử này không áp dụng cho các mẫu bê tông đã được xử lý bề mặt ví dụ như dùng silan.
Nếu cốt liệu hoặc bất cứ thành phần nào khác (sợi kim loại hoặc hạt dẫn điện) có khả năng dẫn điện sẽ ảnh hưởng đến mức độ dịch chuyển clorua của bê tông. Yếu tố ảnh hưởng này được tính đến khi thiết lập các ngưỡng giá trị. Việc so sánh mức độ dịch chuyển clorua sẽ không chính xác nếu ảnh hưởng của cốt liệu làm sai lệch năm lần của độ sâu thâm nhập clorua.
Trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13931:2024 sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
Khoang chứa mẫu (Migration cell)
Dụng cụ dùng để giữ mẫu hình trụ với một đệm kín bằng vật liệu không dẫn điện cho phép hai bề mặt song song của mẫu thử tiếp xúc với dung dịch thí nghiệm.
Tổ hợp khoang chứa mẫu (Migration test set-up)
Thùng chứa các bộ phận thí nghiệm gồm giá đỡ khoang chứa mẫu, dung dịch thí nghiệm, khoang chứa, đai siết khoang chứa mẫu, các điện cực, các thiết bị điện.
Sự dịch chuyển (Migration)
Sự di chuyển của các ion dưới tác dụng của điện trường ngoài.
Hệ số dịch chuyển clorua (Chloride migration coefficient)
Tính chất/đặc tính di chuyển phản ánh khả năng chống lại sự thâm nhập clorua dưới tác dụng của một điện trường ngoài.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13931:2024 về Bê tông - Phương pháp xác định hệ số dịch chuyển Clorua thế nào? (Hình từ Internet)
Chuẩn bị mẫu thử của phương pháp xác định hệ số dịch chuyển Clorua thực hiện ra sao?
Căn cứ theo Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13931:2024 nêu rõ chuẩn bị mẫu thử được thực hiện như sau:
Chuẩn bị mẫu ban đầu
- Đối với mẫu khoan có đường kính từ 50 mm đến 110 mm, chuẩn bị ít nhất hai mẫu bê tông ban đầu lập phương với cạnh 150 mm, hoặc ít nhất ba mẫu bê tông ban đầu hình trụ với đường kính 100 mm và chiều cao 200 mm. Đối với mẫu khoan đường kính 50 mm, cần chuẩn bị ít nhất hai mẫu bê tông ban đầu hình lập phương. Việc chuẩn bị và đầm chặt mẫu bê tông ban đầu phải được thực hiện theo TCVN 3105:2022. Bề mặt mẫu phải được che phủ bằng vải ẩm hoặc tấm polyethane để tránh mất nước.
- Mẫu bê tông ban đầu hình trụ và hình lập phương phải được tháo khuôn theo TCVN 3105:2022.
- Sau khi tháo khuôn, mẫu bê tông ban đầu được bảo dưỡng trong nước theo TCVN 3105:2022 cho đến khi khoan lấy mẫu thử nghiệm.
Chuẩn bị mẫu thử
- Mỗi thí nghiệm cần lấy ít nhất năm mẫu trụ với đường kính (50 ± 1) mm hoặc ít nhất ba mẫu trụ với đường kính (100 ± 1) mm (cho phép mẫu thử có đường kính từ 50 mm đến 110 mm). Các mẫu thử có chiều cao (50 ± 2) mm. Đường kính d và chiều cao h của mỗi mẫu thử được xác định chính xác đến 0,1 mm. Đường kính mẫu thử không được nhỏ hơn ba lần kích thước lớn nhất của cốt liệu.
- Mẫu thử được chuẩn bị không sớm hơn 10 ngày trước khi bắt đầu thí nghiệm. Nếu không có quy định cụ thể, thí nghiệm được thực hiện ở tuổi 28 ngày.
- Đối với các mẫu bê tông ban đầu hình lập phương, các mẫu khoan được lấy vuông góc với bề mặt hoàn thiện bằng tay. Mặt trên của mẫu thử cách bề mặt được hoàn thiện bằng tay ít nhất 50 mm. Đối với mẫu bê tông nền hình trụ, cắt bỏ lớp đầu tiên cách bề mặt hoàn thiện 50 mm.
- Quan sát vết nứt và khuyết tật trên bề mặt mẫu tiếp xúc với dung dịch NaCl (catot) có đường kính ≤ 5 mm có thể được làm phẳng bằng vật liệu trám. Phụ thuộc vào số lượng và kích thước của khuyết tật, diện tích vật liệu trám không lớn hơn 3% diện tích bề mặt mẫu. Nếu bề mặt mẫu có khuyết tật với đường kính > 5 mm thì cắt bỏ 5 mm đến 10 mm lớp bề mặt chứa khuyết tật đó.
- Các mẫu thử được cắt song song với bề mặt thử nghiệm với chiều cao (50 ± 2) mm. Các bề mặt thử nghiệm phải song song với nhau với độ lệch cho phép lớn nhất là 1 mm, được xác định qua bốn điểm cách đều nhau. Nếu cần các bề mặt thử nghiệm có thể được mài phẳng.
Báo cáo kết quả phương pháp xác định hệ số dịch chuyển Clorua thực hiện thế nào?
Căn cứ theo Mục 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13931:2024 nêu rõ báo cáo kết quả phương pháp xác định hệ số dịch chuyển Clorua thực hiện như sau:
Ghi lại các thông tin sau trong báo cáo thử nghiệm:
Tham khảo tài liệu này cùng với các lựa chọn thay thế đã chọn;
+ Ngày sản xuất bê tông;
+ Định danh, chỉ định mẫu thử;
+ Kích thước mẫu thử;
+ Số lượng và kích thước khuyết tật (vết nứt và lỗ rỗng) trên bề mặt mẫu thử;
+ Hình dạng yêu cầu và kích thước mẫu bê tông ban đầu và chuẩn bị bề mặt thử nghiệm của mẫu thử;
+ Ngày chuẩn bị mẫu;
+ Điều kiện bảo dưỡng sau khi chuẩn bị mẫu;
+ Ngày và giờ thí nghiệm (bắt đầu và kết thúc thử nghiệm);
+ Thời gian thí nghiệm (tính từ khi bắt đầu đến khi kết thúc);
+ Nồng độ NaCl của dung dịch catot;
+ Điện thế ban đầu và khi kết thúc thí nghiệm;
+ Dòng điện đo được ở thời điểm ban đầu và khi kết thúc thí nghiệm;
+ Nhiệt độ của catot và anot khi bắt đầu và khi kết thúc thí nghiệm;
+ Các giá trị chiều sâu thâm nhập xd1, ....xdn;
+ Chiều sâu thâm nhập trung bình và chiều sâu thâm nhập lớn nhất của mẫu thử
+ Giá trị hệ số dịch chuyển của từng mẫu và giá trị hệ số dịch chuyển trung bình
+ Bất kỳ sai sót nào theo phương pháp thử tiêu chuẩn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.