Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13755-1:2023 (IEC TS 62840-1:2016) về Hệ thống hoán đổi ắc quy xe điện Phần 1 thế nào?
Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13755-1:2023 (IEC TS 62840-1:2016) về Hệ thống hoán đổi ắc quy xe điện là gì?
Theo Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13755-1:2023 (IEC TS 62840-1:2016) nêu rõ phạm vi áp dụng như sau:
- Tiêu chuẩn này, cung cấp các yêu cầu chung và hướng dẫn cho các hệ thống hoán đổi ắc quy, với mục đích hoán đổi ắc quy của các phương tiện giao thông đường bộ chạy điện khi hệ thống truyền động của xe bị ngắt và khi hệ thống hoán đổi ắc quy được kết nối với lưới điện có điện áp danh định lên đến 1 000 V đối với nguồn điện xoay chiều và lên đến 1 500 V đối với nguồn điện một chiều theo TCVN 7995 (IEC 60038).
- Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các hệ thống hoán đổi ắc quy cho phương tiện giao thông đường bộ chạy điện được trang bị một hoặc nhiều hệ thống ắc quy có thể hoán đổi (SBS).
CHÚ THÍCH: Hệ thống hoán đổi ắc quy cho xe điện hạng nhẹ (LEV) theo IEC 61851-3 đang được xem xét.
- Tiêu chuẩn này không áp dụng cho:
+ Các vấn đề liên quan đến bảo dưỡng và dịch vụ của trạm hoán đổi ắc quy (BSS);
+ ô tô điện bánh lốp chở khách (chạy bằng nguồn điện từ một đường dây dẫn điện), phương tiện đường sắt và các phương tiện được thiết kế chủ yếu để sử dụng trên đường địa hình;
+ Bảo dưỡng và dịch vụ của các loại xe điện.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13755-1:2023 (IEC TS 62840-1:2016) về Hệ thống hoán đổi ắc quy xe điện Phần 1 thế nào? (Hình từ Internet)
Những thuật ngữ cần nắm trong TCVN 13755-1:2023 (IEC TS 62840-1:2016) gồm những gì?
Theo Mục 3 TCVN 13755-1:2023 (IEC TS 62840-1:2016) liệt kê một số thuật ngữ cần nắm trong TCVN 13755-1:2023 như sau:
- Xe điện (electric vehicle) EV: Phương tiện giao thông đường bộ được truyền động bằng động cơ điện được lấy dòng điện từ hệ thống tích trữ có thể sạc lại được hoặc từ các thiết bị lưu trữ năng lượng di động khác (có thể sạc lại, sử dụng năng lượng từ nguồn điện bên ngoài, như tại nhà hoặc dịch vụ công cộng), được sản xuất chủ yếu để sử dụng trên đường bộ hoặc đường cao tốc.
- Hệ thống hoán đổi ắc quy (battery swap system): Trạm hoán đổi ắc quy và các hệ thống hỗ trợ.
- Hệ thống hỗ trợ (supporting system): Hệ thống có chức năng phục vụ trạm hoán đổi ắc quy.
- Trạm hoán đổi ắc quy (battery swap station) (BSS): Cơ sở cung cấp hệ thống ắc quy có thể hoán đổi được (SBS).
- Bộ ắc quy (battery pack): Thiết bị lưu trữ năng lượng bao gồm các pin hoặc cụm pin thường được kết nối với thiết bị điện từ, mạch điện với điện áp cấp B và thiết bị ngắt quá dòng, kể cả kết nối điện và các giao diện cho các hệ thống bên ngoài.
+ CHÚ THÍCH 1: Để được giải thích thêm, xem TCVN 12503-1:2018 (ISO 12405-1:2011), 5.4 và Điều A.2.
+ CHÚ THÍCH 2: Ví dụ về các hệ thống bên ngoài là làm mát, điện áp cấp B, điện áp phụ trợ cấp A và truyền thông.
+ CHÚ THÍCH 3: Pin/bộ pin có thể sạc lại được sử dụng làm nguồn năng lượng lớn cung cấp điện cho động cơ điện của phương tiện giao thông đường bộ chạy điện thì được coi là ắc quy/bộ ắc quy theo nghĩa của tiêu chuẩn này.
- Hệ thống ắc quy có thể hoán đổi (swappable battery system) (SBS): Bộ ắc quy với một bộ ghép nối để kết nối bộ sạc/xe điện (EV), thiết bị khỏa/mở khóa, bộ điều khiển ắc quy (BCU), bộ phận quản lý nhiệt, mạch bảo vệ điện, vỏ và các thiết bị hỗ trợ.
- Hệ thống ắc quy (battery system): Thiết bị lưu trữ năng lượng bao gồm các pin hoặc cụm pin hoặc (các) bộ ắc quy cũng như các mạch điện và thiết bị điện tử.
+ CHÚ THÍCH 1: Để được giải thích thêm, hãy xem TCVN 12503-1:2018 (ISO 12405-1: 2011), 5.5.2, 5.5.3, A.3.1 và A.3.2. Các thành phần Hệ thống ắc quy cũng có thể được đặt trong các thiết bị khác nhau trong xe.
+ CHÚ THÍCH 2: Ví dụ về thiết bị điện tử là BCU và các công-tắc-tơ.
- Bộ ghép nối của hệ thống ắc quy có thể đổi (swappable battery system coupler) (SBS coupler): Bộ ghép nối dành riêng để nối hệ thống ắc quy có thể hoán đối với xe điện (EV) hoặc với giá sạc.
- Bộ sạc của hệ thống ắc quy có thể hoán đổi (swappable battery system charger) (SBS charger): Thiết bị được lắp đặt bên ngoài xe điện (EV) để cung cấp nguồn điện 1 chiều cho một hệ thống ắc quy có thể hoán đổi (SBS) hoặc một chuỗi SBS.
- Giá sạc (charging rack): Thiết bị được sử dụng để mang hệ thống ắc quy có thể hoán đổi (SBS) và kết nối một SBS với bộ sạc để hoàn thành quá trình sạc.
- Giá lưu trữ (storage rack): Thiết bị được sử dụng để lưu trữ hệ thống ắc quy có thể hoán đổi (SBS)
- Thiết bị vận chuyển (transferring equipment): Thiết bị được sử dụng để chuyển một hệ thống ắc quy có thể hoán đổi (SBS) bên trong một trạm hoán đổi ắc quy (BSS).
- Thiết bị hoán đổi ắc quy (battery swap equipment): Thiết bị được sử dụng để tháo/lắp hệ thống ắc quy có thể hoán đổi (SBS) ra/vào xe điện (EV).
CHÚ THÍCH: Chức năng chuyển ắc quy có thể được tích hợp trong thiết bị hoán đổi ắc quy.
- Bộ điều khiển ắc quy (battery control unit) (BCU): Thiết bị điện tử để điều khiển, quản lý, phát hiện hoặc tính toán các chức năng điện và nhiệt của hệ thống ắc quy và cung cấp thông tin giữa hệ thống ắc quy và hệ thống hoán đổi ắc quy.
- Giao diện người - máy (human machine interface) (HMI): Giao diện giữa nhân viên vận hành và các hệ thống đo lường và hệ thống máy tính kết nối với trạm hoán đổi.
BSS được phân loại thế nào?
Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 TCVN 13755-1:2023 quy định phân loại BSS như sau:
- Theo mức độ tự động hóa;
- Theo hướng lắp SBS;
- Theo danh mục EV có thể hoán đổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.