Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13728:2023 IEC 62110:2009 về quy trình đo cơ bản đối với trường điện và trường từ ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13728:2023 IEC 62110:2009 về quy trình đo cơ bản đối với trường điện và trường từ ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13728:2023 IEC 62110:2009 về quy trình đo cơ bản đối với trường điện và trường từ ra sao?

Tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13728:2023 IEC 62110:2009 quy định về quy trình đo cơ bản đối với trường điện và trường từ như sau:

(1) Quy trình chung

- Các quy trình khác nhau được quy định ở đây sử dụng phép đo đơn, ba hoặc năm điểm. Nếu tất cả các giá trị thu được đều thấp hơn mức tham chiếu hoặc MPE, thì không cần xử lý thêm để chứng minh sự phù hợp.

- Khi đo các mức trường phía dưới đường dây trên không, trường gần với đất được coi là đồng nhất (xem giải thích trong B.3.2.1); do đó, các phép đo một điểm là đủ. Các trường hợp khác như khu vực công cộng liền kề với cáp ngầm, trạm biến áp trong nhà, v.v... được coi là không đồng nhất và phép đo ba hoặc năm điểm phải được sử dụng nếu thích hợp.

(2) Phép đo một điểm

- Trong trường hợp trường được coi là đồng nhất, mức trường điện hoặc trường từ tại điểm quan tâm phải được đo ở độ cao 1,0 m so với đất hoặc sàn trong tòa nhà. Mức đo được này được coi là mức phơi nhiễm trung bình (xem Phụ lục A và Phụ lục B).

- Nếu cần, có thể sử dụng các độ cao khác, trong trường hợp đó, độ cao đo thực tế phải được ghi rõ ràng trong báo cáo đo.

(3) Phép đo ba điểm

- Trong trường hợp trường được coi là không đồng nhất, mức trường điện và trường từ tại vị trí quan tâm phải được đo ở ba độ cao 0,5 m, 1,0 m và 1,5 m so với đất hoặc sàn trong một tòa nhà. Bên cạnh thiết bị điện hoặc trong một tòa nhà, phép đo phải được thực hiện ở khoảng cách nằm ngang 0,2 m tính từ bề mặt hoặc ranh giới của nó hoặc tường.

- Trong trường hợp thiết bị có chiều cao thấp hơn 1,5 m, phép đo ba điểm phải được thực hiện ở độ cao cách đều nhau và điểm cao nhất ở cùng độ cao với đỉnh của thiết bị (xem Hình 1).

- Nếu cần, có thể sử dụng các độ cao khác, trong trường hợp đó, các độ cao đo thực tế phải được ghi rõ ràng trong báo cáo đo.

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp tiêu chuẩn an toàn không cho phép lấy trung bình theo không gian (chẳng hạn như [2]), thì giá trị lớn nhất trong ba giá trị đo được phải được sử dụng.

Mức phơi nhiễm trung bình ba điểm được coi là mức phơi nhiễm trung bình (xem Phụ lục C).

(4) Phép đo năm điểm

- Ở những nơi có nguồn trường dưới đất hoặc sàn và có khả năng hợp lý là một người có thể nằm xuống phía trên nó, phép đo năm điểm phải được thực hiện như sau.

- Cần quét mức trường từ ở độ cao 0,2 m so với đất hoặc sàn để tìm giá trị và vị trí của trường từ cực đại. Giá trị và vị trí của trường lớn nhất thứ hai nên được quét trên một vòng tròn có bán kính 0,5 m đặt tâm ở vị trí lớn nhất. Một phép đo khác nên được thực hiện tại điểm đối xứng với vị trí lớn nhất thứ hai.

Cần thực hiện thêm hai phép đo nữa, dọc theo đường vuông góc với đường thẳng đi qua ba điểm đo trước đây, ở các khoảng cách 0,5 m về hai phía của vị trí điểm cực đại (xem Hình 2). Giá trị trung bình của ba trong số năm giá trị đọc lớn nhất sẽ được tính toán. Mức trung bình này được công nhận là mức phơi nhiễm trung bình

CHÚ THÍCH: Trong thực tế, có thể cần điều chỉnh quy trình để tính đến đồ đạc không thể tháo rời và các bức tường trong phòng, v.v....

- Trong trường hợp không có nhiều khả năng người có thể nằm trên đất hoặc sàn, phép đo ba điểm thông thường sẽ được sử dụng.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13728:2023 IEC 62110:2009 về quy trình đo cơ bản đối với trường điện và trường từ ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13728:2023 IEC 62110:2009 về quy trình đo cơ bản đối với trường điện và trường từ ra sao? (Hình ảnh Internet)

Đường dây trên không để tìm mức phơi nhiễm cực đại với trường điện như thế nào?

Tại tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13728:2023 IEC 62110:2009 quy định về đường dây trên không để tìm mức phơi nhiễm cực đại với trường điện như sau:

- Các mức trường điện bên dưới đường dây trên không phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm khoảng cách từ các ruột dẫn, sự phân chia và bố trí pha của chúng, và điện áp của đường dây (xem Phụ lục A).

- Mức trường điện lớn nhất được tìm thấy phía dưới ruột dẫn tại điểm nằm trên khoảng mà ruột dẫn ở gần với đất nhất. Do đó, để tìm vị trí tại đó mức trường là cực đại, trước tiên cần đo mức trường điện ở độ cao 1,0 m so với đất dọc theo đường song song với ruột dẫn phía dưới đường dây trên không nếu có thể ở các khoảng thích hợp (mặt cắt dọc).

Sau đó, để xem có xuất hiện đỉnh khác hay không, phép đo phải được thực hiện ở độ cao 1,0 m so với đất dọc theo đường vuông góc với đường dây trên không, tại điểm của mặt cắt dọc lớn nhất (mặt cắt ngang).

- Khi đã biết vị trí mà mức trường là lớn nhất trong vùng quan tâm, thì nên thực hiện phép đo một điểm tại vị trí đó.

- Nếu ruột dẫn không nhô ra ngoài khu vực quan tâm, thì quá trình tìm mức phơi nhiễm lớn nhất cũng tương tự, nhưng mặt cắt dọc phải song song với đường dây.

- Một số tài liệu tham khảo, ví dụ như [6] và [7], đưa ra các quy trình chi tiết để thu được mặt cắt của các mức trường điện xung quanh một đường dây trên không.

Đường dây trên không để tìm mức phơi nhiễm lớn nhất trong trường từ như thế nào?

Tại tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13728:2023 IEC 62110:2009 quy định về đường dây trên không để tìm mức phơi nhiễm lớn nhất trong trường từ như sau:

- Các mức của mức trường từ dưới đường dây trên không phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm khoảng cách từ các ruột dẫn, khoảng phân cách giữa các ruột dẫn và bố trí pha, và các dòng điện trong đường dây (xem Phụ lục B).

- Trường từ lớn nhất được tìm thấy phía dưới ruột dẫn tại điểm trên nhịp mà tại đó ruột dẫn ở gần với đất nhất. Do đó, để tìm vị trí tại đó mức trường là lớn nhất, trước tiên cần đo mức trường từ ở độ cao 1,0 m so với đất dọc theo đường song song với ruột dẫn ở phía dưới đường dây trên không, nếu có tại các khoảng thích hợp (mặt cắt dọc).

Sau đó, để xem có xuất hiện đỉnh khác hay không, phép đo phải được thực hiện ở độ cao 1,0 m so với đất dọc theo đường vuông góc với đường dây trên không, tại điểm của mặt cắt dọc lớn nhất (mặt cắt ngang).

- Trường từ phía dưới đường dây trên không được coi là đồng nhất (xem 5.1).

- Khi đã biết vị trí mà mức trường là lớn nhất trong vùng quan tâm, thì nên thực hiện phép đo một điểm tại vị trí đó.

- Nếu ruột dẫn không nhô ra ngoài khu vực quan tâm, thì quá trình tìm mức phơi nhiễm lớn nhất cũng tương tự, nhưng mặt cắt dọc phải song song với đường dây.

- Một số tài liệu tham khảo, ví dụ như [6] và [7], đưa ra các quy trình chi tiết để thu được mặt cắt của các mức trường điện xung quanh một đường dây trên không.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
819 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào