Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13456:2022 về Phòng cháy chữa cháy yêu cầu thiết kế, lắp đặt chiếu sáng sự cố ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13456:2022 về Phòng cháy chữa cháy yêu cầu thiết kế, lắp đặt chiếu sáng sự cố ra sao? Câu hỏi từ anh B.V.A - Đà Nẵng.

Quy định chung đối với thiết kế, lắp đặt phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn ra sao?

Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13456:2022, quy định chung đối với thiết kế, lắp đặt phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn như sau:

- Việc thiết kế, lắp đặt phương tiện chiếu sáng và chỉ dẫn thoát nạn phải tuân thủ các yêu cầu, quy định của các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành có liên quan.

- Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn bao gồm: đèn chiếu sáng sự cố; biển báo an toàn; sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn.

- Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn phải được lựa chọn, trang bị phù hợp để đảm bảo tầm nhìn thoát nạn, chỉ thị rõ ràng đường thoát nạn, cảnh báo những vị trí có nguy cơ gây nguy hiểm trong quá trình thoát nạn và nhận biết các vị trí trang bị các thiết bị phòng cháy và chữa cháy.

- Lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố và biển báo an toàn phải phù hợp theo quy định của TCVN 7722-2-22:2013. Khi lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố và biển báo an toàn trong nhà, công trình, hạng mục công trình có nguy hiểm về nổ hoặc độ ẩm cao phải sử dụng các đèn, biển báo có khả năng chống nổ hoặc chống ẩm.

- Đèn chiếu sáng sự cố và biển báo an toàn có nguồn điện dự phòng phải đảm bảo thời gian hoạt động ổn định liên tục tối thiểu là 120 min khi có sự cố cháy, nổ.

- Biển báo an toàn phải được nhìn thấy rõ ràng các chữ “LỐI RA” hoặc chữ “EXIT”, ký hiệu hình học khác thích hợp. Màu sắc của biển báo an toàn: màu nền là màu xanh lá cây; màu chữ và ký hiệu hình học là màu trắng.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13456:2022 về Phòng cháy chữa cháy yêu cầu thiết kế, lắp đặt chiếu sáng sự cố ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13456:2022 về Phòng cháy chữa cháy yêu cầu thiết kế, lắp đặt chiếu sáng sự cố ra sao? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13456:2022 về yêu cầu thiết kế, lắp đặt chiếu sáng sự cố ra sao?

Tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13456:2022 về yêu cầu thiết kế, lắp đặt chiếu sáng sự cố như sau:

(1) Đèn chiếu sáng sự cố phải được lắp đặt cho các khu vực của nhà và công trình tại các vị trí sau:

- Cầu thang bộ thoát nạn;

- Đường thoát nạn và vị trí chuyển hướng thoát nạn, nút giao của hành lang;

- Vị trí trên đường thoát nạn có thay đổi về cao độ;

- Cửa, lối ra thoát nạn;

- Gara để xe;

- Trong gian phòng có người làm việc và khoảng cách từ điểm xa nhất của gian phòng đến lối ra thoát nạn gần nhất lớn hơn 13 m.

Trường hợp các gian phòng này có bố trí đường thoát nạn thì có thể chỉ lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố tại đường thoát nạn đó;

- Trong phòng đặt trạm biến áp, phòng máy phát điện, phòng kỹ thuật thang máy, gian lánh nạn;

- Trong phòng trực điều khiển chống cháy, phòng bơm chữa cháy và tại các vị trí trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác.

Có thể không cần bố trí trong các trường hợp sau:

- Sân vườn, khu vực sân thượng không có mái che;

- Toà nhà cao 01 tầng có diện tích sàn không quá 200 m2 và diện tích lỗ hở trên tường ngoài nhà đạt tối thiểu 80%.

(2) Chiếu sáng sự cố đường thoát nạn:

Đối với những đường thoát nạn có chiều rộng đến 2 m, thì độ rọi trung bình theo phương nằm ngang trên mặt sàn dọc theo tâm của đường thoát nạn phải lớn hơn hoặc bằng 1 lux và dải ở giữa với chiều rộng lớn hơn hoặc bằng một nửa chiều rộng của đường thoát nạn phải có được chiếu sáng tối thiểu 50 % giá trị đó (xem hình A.2).

Chú thích: Các đường thoát nạn rộng hơn có thể được xem là một số dải rộng 2m hoặc được xử lý như chiếu sáng khoảng trống (chống hoảng loạn).

(3) Chiếu sáng sự cố gian phòng:

Độ rọi trung bình theo phương nằm ngang không được nhỏ hơn 0,5 lux tại mặt sàn tại mọi điểm lỗi của khoảng trống, không bao gồm đường viền 0,5 m theo chu vi khu vực (xem hình A.3).

(4) Tỉ lệ giữa độ rọi lớn nhất và độ rọi nhỏ nhất dọc theo đường tâm của đường thoát nạn và chiếu sáng khoảng trống (chống hoảng loạn) không được lớn hơn 40:1.

Chú thích: Để chứng minh tỷ lệ một hệ thống mạng lưới điện nên được sử dụng theo CIE S 015, chương 4.3.3.

(5) Phải đảm bảo giảm thiểu nguy cơ gây lóa tạm thời bằng cách hạn chế cường độ sáng ở giai đoạn phát sáng cực đại trong chế độ hoạt động khi có sự cố của mỗi đèn thuộc phạm vi quan sát. Cụ thể:

- Đối với việc chiếu sáng đường thoát nạn theo phương ngang so với mặt sàn, chiếu sáng gian phòng và chiếu sáng cho các phương tiện phòng cháy và chữa cháy, cường độ chiếu sáng của các đèn trong phạm vi góc chiếu từ 60° đến 90° không được vượt quá giá trị quy định tại Bảng 1 (xem Hình 1).

- Đối với đường thoát nạn khác, cường độ chiếu sáng của các đèn không được vượt quá giá trị tại Bảng 1 ở bất kỳ góc chiếu nào (xem Hình 2).

Chú thích: Việc bố trí đèn chiếu sáng sự cố không phù hợp có thể làm lóa mắt và ngăn cản tầm nhìn của người trong quá trình di chuyển đến nơi an toàn.

Hình 1 - Vùng có nguy cơ gây lóa tạm thời đối với đường thoát nạn theo phương ngang

Hình 2 - Vùng có nguy cơ gây lóa tạm thời đối với đường thoát nạn khác

Bảng 1 - Giới hạn gây lóa tạm thời

(6) Các tủ trung tâm báo cháy, nút ấn báo cháy và các phương tiện chữa cháy phải luôn được chiếu sáng đầy đủ để có thể dễ dàng xác định vị trí và nếu không nằm trên đường thoát nạn hoặc không nằm trong một phạm vi khoảng trống thì phải được chiếu sáng tối thiểu 5 lux tại mặt sàn (xem hình A.4 TCVN 13456:2022).

Biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13456:2022 ra sao?

Theo tiểu mục 5.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13456:2022 thì biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn được quy định như sau:

Lắp đặt biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn ở tất cả các lối ra vào của cầu thang bộ thoát nạn, các đường thoát nạn trên tầng nhà và tất cả các lối ra của gian phòng có từ 02 lối ra thoát nạn trở lên;

Có thể không cần bố trí trong các trường hợp sau:

- Đối với gian phòng có trang bị chiếu sáng sự cố phải đảm bảo một trong các điều kiện sau:

+ Chỉ có 01 lối ra vào hoặc;

+ Có lối ra trực tiếp ra hành lang bên hoặc không gian ngoài nhà.

- Đối với gian phòng không trang bị chiếu sáng sự cố phải đảm bảo một trong các điều kiện sau:

+ Chỉ có 01 lối ra vào và khoảng cách từ điểm bất kỳ của gian phòng đến lối ra thoát nạn gần nhất không lớn hơn 7 m;

+ Khoảng cách từ điểm bất kỳ của gian phòng đến cửa ra vào không lớn hơn 13 m và diện tích tối thiểu phần tường tiếp giáp hành lang đạt 50 % là kính đồng thời đảm bảo một trong các điều kiện sau:

++ Cửa mở vào hành lang có bố trí chiếu sáng sự cố;

++ Cửa mở hành lang bên hoặc mở trực tiếp ra ngoài nhà.

- Đối với nhà 1 tầng có diện tích sàn không quá 200 m2 và diện tích lỗ hở trên tường ngoài nhà đạt tối thiểu 80%.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
2,934 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào