Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12850:2019 về Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12850:2019 về Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc ra sao? Chị T ở Hà Nội.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12850:2019 về Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12850:2019 được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo GS1 Global traceability Standard (Ver 2.0).

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12850:2019 do nhóm công tác về Truy xuất nguồn gốc biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Truy xuất nguồn gốc là khả năng xác định được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn theo thời gian trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Xây dựng một hệ thống truy xuát nguồn gốc hiệu quả là biện pháp hữu hiệu giúp tổ chức đạt được các mục đích như: Quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm, quản lý mối quan hệ tương tác trong nội bộ cũng như với các bên tham gia trong chuỗi cung ứng, minh bạch thông tin và nâng cao uy tín của tổ chức.

Tiêu chuẩn này xây dựng dựa trên các nguyên tắc trọng tâm là “Định danh - Thu thập - Chia sẻ”. Các nguyên tắc này được sử dụng để đảm bảo các giải pháp truy xuất nguồn gốc luôn đạt được hiệu quả.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12850:2019 có phạm vi áp dụng như sau:

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12850:2019 quy định các yêu cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc trong một tổ chức cũng như toàn bộ chuỗi cung ứng.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12850:2019 được áp dụng cho tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, không phân biệt quy mô của tổ chức, chuỗi cung ứng.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12850:2019 được áp dụng đồng thời với các tiêu chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc cho từng lĩnh vực, sản phẩm.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12850:2019 về Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12850:2019 về Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc ra sao? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12850:2019 có những yêu cầu về dữ liệu nào?

Tại Mục 5.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12850:2019 có những yêu cầu về dữ liệu sau:

- Tổ chức phải xác định dữ liệu truy xuất nguồn gốc được thu thập bao gồm các dữ liệu từ các bộ phận và quá trình khác nhau trong phạm vi truy xuất nguồn gốc đã xác định. Dữ liệu truy xuất nguồn gốc bao gồm dữ liệu về chất lượng và an toàn của sản phẩm.

- Dữ liệu truy xuất nguồn gốc phải được tạo ra mỗi khi một quá trình liên quan đến truy xuất nguồn gốc được thực hiện trong tổ chức.

- Tổ chức phải quản lý toàn bộ dữ liệu truy xuất nguồn gốc của mình và đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc từ đầu tới cuối chuỗi cung ứng trong phạm vi quản lý của tổ chức.

- Dữ liệu truy xuất nguồn gốc phải bao gồm thông tin để trả lời câu hỏi “Ai, Cái gì, Ở đâu, Khi nào và Tại sao”.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12850:2019 có những yêu cầu về quản lý dữ liệu truy xuất nguồn gốc nào?

Tại Mục 5.5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12850:2019 có những yêu cầu về quản lý dữ liệu truy xuất nguồn gốc như sau:

- Chuẩn bị

Tổ chức phải chuẩn bị cho việc lưu trữ dữ liệu khi khối lượng dữ liệu truy xuất nguồn gốc được thu thập tăng dần theo thời gian, bao gồm hoạt động thu thập, lưu trữ và cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu.

Chú thích 1: Dữ liệu truy xuất nguồn gốc bao gồm dữ liệu kiểm soát chất lượng và thiết kế cho sản phẩm; dữ liệu quá trình sản xuất; dữ liệu thu mua, dữ liệu logistic và phân phối.

Chú thích 2: Hệ thống truy xuất nguồn gốc có thể được xử lý hoặc điều chỉnh các dữ liệu có tính nhạy cảm về mặt nghiệp vụ một phần trước khi cung cấp cho bên thứ ba.

- Nguồn dữ liệu

Dữ liệu truy xuất nguồn gốc của tổ chức phải được xây dựng từ ba nguồn dữ liệu dưới đây:

+ Nguồn dữ liệu gốc: Bao gồm nguồn dữ liệu nghiệp vụ chung được sử dụng trên tất cả các hệ thống, ứng dụng và quá trình cho toàn bộ tổ chức.

+ Nguồn dữ liệu giao dịch: Là kết quả của các giao dịch kinh doanh.

+ Nguồn dữ liệu sự kiện nhận biết: Thu thập những đối tượng đã tham gia vào quá trình, thời điểm quá trình diễn ra, nơi các đối tượng đã và sẽ đi qua, tại sao.

Chú thích: Ba nguồn dữ liệu này có thể được quản lý trong các hệ thống khác nhau của một tổ chức, nhưng cùng cung cấp thông tin quan trọng cho việc hiểu rõ toàn bộ bối cảnh của dữ liệu truy xuất nguồn gốc

- Tính chính xác của dữ liệu truy xuất nguồn gốc

Tổ chức phải đảm bảo tính chính xác của dữ liệu truy xuất nguồn gốc thông qua hai yếu tố chính:

+ Mức độ định danh của đối tượng truy xuất (sản phẩm và nguồn cung).

+ Độ chi tiết mà tại đó dữ liệu truy xuất nguồn gốc được ghi lại.

Chú thích: Tổ hợp độ chính xác thấp nhất giúp cung cấp tính minh bạch, là cơ sở để truy xuất nguồn gốc. Tổ hợp độ chính xác cao nhất giúp cung cấp khả năng truy xuất nguồn gốc, cho phép các tổ chức định vị các đối tượng có thể truy xuất cụ thể trong chuỗi cung ứng.

- Tính nhạy cảm của dữ liệu truy xuất nguồn gốc

Tổ chức phải xác định các dữ liệu truy xuất nguồn gốc có tính nhạy cảm và mức độ chia sẻ dữ liệu đó với các bên tham gia.

Tổ chức phải xem xét việc hạn chế truy cập đối với bất kỳ dữ liệu nội bộ nào có thể được chia sẻ trong các chuỗi cung ứng.

- Chất lượng dữ liệu truy xuất nguồn gốc

Tổ chức phải đảm bảo chất lượng dữ liệu truy xuất nguồn gốc.

Chất lượng dữ liệu bao gồm các yêu cầu cơ bản sau:

+ Tính đầy đủ: các dữ liệu liên quan phải được ghi lại.

+ Tính chính xác: dữ liệu được ghi lại phải phản ánh chính xác những gì đã xảy ra.

+ Tính nhất quán: dữ liệu phải được thống nhất trên các hệ thống.

+ Tính hiệu lực: dữ liệu phải được đánh mốc thời gian, để đảm bảo khung thời gian hiệu lực của dữ liệu được rõ ràng.

- Chia sẻ dữ liệu truy xuất nguồn gốc

+ Tổ chức phải xác định các thông tin truy xuất nguồn gốc được chia sẻ với các bên tham gia.

+ Tổ chức phải xác định phương thức chia sẻ thông tin và cách thức kiểm soát phù hợp.

- Lưu trữ dữ liệu truy xuất nguồn gốc

Tổ chức phải lưu trữ thông tin truy xuất nguồn gốc nhằm đảm bảo:

+ Sẵn có và phù hợp để sử dụng tại vị trí truy xuất nguồn gốc khi cần.

+ Được bảo vệ thỏa đáng (không làm thay đổi tính toàn vẹn, không làm mất tính bảo mật).

+ Được lưu trữ và hủy bỏ thích hợp.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,062 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào