Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12510-1:2018 về yêu cầu kỹ thuật đối với đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12510-1:2018 về yêu cầu kỹ thuật đối với đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay ra sao? Anh V.M - Đồng Nai.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12510-1:2018 về yêu cầu kỹ thuật đối với đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay ra sao?

Yêu cầu kỹ thuật của đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay được quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12510-1:2018 như bảng sau:

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Hướng đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát.


- Đai rừng chính

Hướng của đai rừng chính được bố trí trồng vuông góc hoặc gần vuông góc với hướng gió hại chính.

- Đai rừng phụ

Hướng của đai rừng phụ được bố trí trồng vuông góc với các đai rừng chính, tạo thành các ô khép kín, theo dạng ô bàn cờ. (Áp dụng khu vực có nhiều hướng gió)

Bề rộng đai rừng phòng hộ


- Đai rừng chính (m)

Tối thiểu rộng 50

- Đai rừng phụ (m)

Tối thiểu rộng 5

Khoảng cách giữa các đai rừng.


- Đai rừng chính (m)

100 - 120

- Đai rừng phụ

Tùy thuộc vào điều kiện địa hình để thiết kế.

Cấu trúc tầng thứ đai rừng

- Hệ số lọt gió từ 0,3 - 0,5;

- Các lỗ hổng phân bố đều trên mặt cắt thẳng đứng của đai rừng.

Mặt cắt ngang của đai rừng

Đai rừng có nhiều hàng cây, các hàng cây trong đai có chiều cao bằng nhau hoặc gần bằng nhau.

Độ đặc đai rừng (Đ) (m3)

Tối thiểu đạt 150

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12510-1:2018 về yêu cầu kỹ thuật đối với đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12510-1:2018 về yêu cầu kỹ thuật đối với đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay ra sao? (Hình từ Internet)

Phương pháp xác định các tiêu chí rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12510-1:2018 như thế nào?

Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12510-1:2018 quy định phương pháp xác định các tiêu chí rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay như bảng sau:

Chỉ tiêu

Phương pháp kiểm tra

Mẫu kiểm tra

Hướng đai rừng

Xác định hướng gió hại chính theo số liệu khí tượng tại địa phương. Dùng la bàn để xác định hướng của đai rừng ngoài thực địa.

Xác định tại 03 vị trí trên chiều dài đai rừng. Cụ thể: 01 điểm ở vị trí giữa đai rừng, 02 điểm còn lại ở vị trí cách 3m từ ngoài hai đầu đai rừng.

Bề rộng đai rừng (m)

Đo trực tiếp. Dùng thước dây có khắc vạch độ chính xác đến cm/máy định vị GPS, đo khoảng cách giữa hai hàng cây ngoài cùng của đai rừng.

Xác định tại 03 vị trí trên chiều dài đai rừng. Cụ thể: 01 điểm ở vị trí giữa đai rừng, 02 điểm còn lại ở vị trí cách 3m từ ngoài hai đầu đai rừng.

Bề rộng đai rừng được tính bằng giá trị trung bình cộng của 3 vị trí trên đai rừng nêu trên.

Khoảng cách giữa các đai rừng (m)

Đo trực tiếp. Dùng thước dây có khắc vạch độ chính xác đến cm, đo từ hàng cây ngoài cùng của đai rừng này đến hàng cây ngoài cùng của đai rừng kế tiếp.

Xác định tại 03 vị trí trên chiều dài đai rừng. Cụ thể: 01 điểm ở trị trí giữa đai rừng, 02 điểm còn lại ở vị trí cách 3m từ ngoài hai đầu đai rừng.

Bề rộng đai rừng được tính bằng giá trị trung bình cộng của 3 vị trí trên đai rừng nêu trên.

Cấu trúc tầng thứ đai rừng

Mô tả trực tiếp ngoài thực địa và vẽ phẫu đồ đai rừng.

Tính hệ số lọ gió quy định tại Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12510-1:2018 trên dải rừng có kích thước 20m x 10m.

Mặt cắt ngang của đai rừng

Mô tả trực tiếp ngoài thực địa và vẽ phẫu đồ đai rừng.

Xác định trên dải rừng có kích thước 20m x 10m.

Độ đặc đai rừng (Đ, m3)

Xác định các chỉ tiêu cần thiết thông qua các ô tiêu chuẩn (OTC) ngẫu nhiên hình chữ nhật có diện tích 200m2 (20m x 10m), chiều dài ô song song với đai rừng. (Chi tiết tại Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12510-1:2018).

Số lượng OTC được lập tương ứng với chiều dài của đai rừng chắn gió, chắn cát như sau:

- Chiều dài đai rừng ≤ 500 m: 02 OTC.

- Chiều dài đai rừng từ > 500 đến ≤ 1.000m: 03 OTC.

- Chiều dài đai rừng > 1.000 m: 04 OTC.

Phương pháp đo và tính độ đặc đai rừng quy định tại Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12510-1:2018

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12510-1:2018 quy định về xác định độ đặc đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay ra sao?

Căn cứ Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12510-1:2018 về Rừng trồng - Rừng phòng hộ ven biển - Phần 1: Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, việc xác định độ đặc đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay được quy đinh như sau:

(1) Nội dung điều tra

Nội dung điều tra xác định độ đặc đai rừng (Đ, m3) chắn gió, chắn cát bay bao gồm: chiều cao đai rừng, bề rộng hay chiều sâu đai rừng, độ kín dọc và độ kín ngang của đai rừng.

(2) Phương pháp lập ô tiêu chuẩn

- Phương pháp lập ô tiêu chuẩn (OTC) là phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.

- Nếu chiều dài đai ≤ 500 m lập 02 OTC; Chiều dài đai từ > 500 đến ≤ 1.000 m lập 03 OTC; Chiều dài đai > 1.000 m lập 04 OTC.

- Hình dạng và kích thước ô tiêu chuẩn: ô tiêu chuẩn có hình chữ nhật diện tích 200m2 có kích thước 20m x 10m), chiều dài ô song song với đai rừng.

(3) Đo đếm trong ô tiêu chuẩn

- Điều tra tầng cây cao (Tham khảo phục lục B Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12510-1:2018):

Đo đường kính ngang ngực (D1.3) bằng thước dây hoặc thước kẹp kính, loại thước khắc vạch có độ chính xác đến cm.

Đo đường kính tán (Dt) bằng thước dây theo 2 hướng Đông-Tây và Nam-Bắc, loại thước khắc vạch có độ chính xác đến cm. Đường kính tán là trị số trung bình của 2 hướng đo.

Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) bằng thước đo cao, loại thước khắc vạch có độ chính xác đến dm.

Đo chiều cao dưới cành (Hdc) bằng thước đo cao, loại thước khắc vạch có độ chính xác đến dm.

- Vẽ phẫu đồ đai rừng (Tham khảo phụ lục C Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12510-1:2018)

Bằng phương pháp vẽ hình học không gian, chuyển những cây trong dải vẽ có kích thước 20m x 10m từ thực địa vào bản vẽ trên giấy ô li theo đúng tỷ lệ 1/100 hoặc 1/200.

(4) Tính toán nội nghiệp

- Xác định hệ số lọt gió

Xác định hệ số lọt gió theo công thức:

K = V’/V

Trong đó:

V’: tốc độ gió trung bình ở các độ cao khác nhau phía sau đai rừng

V: tốc độ gió trung bình ở các độ cao tương ứng phía trước đai rừng

- Xác định độ đặc đai rừng

Xác định độ đặc đai rừng theo công thức:

Đ = Hđ x Rđ x Kd x Kn x Sđ

Trong đó:

Đ: Độ dày đặc đai rừng (m3);

Hđ: Chiều cao đai rừng (m);

Rđ: Bề rộng hay chiều sâu đai rừng (m);

Kd: Độ kín dọc (Tỷ lệ của tổng diện tích phần tán theo mặt cắt dọc/ diện tích của đai rừng theo mặt cắt dọc);

Kn: Độ kín ngang (Tỷ lệ của tổng diện tích phần tán theo mặt cắt ngang/ diện tích của đai rừng theo mặt cắt ngang);

Sđ: Là 1m theo chiều dài đai rừng (m)

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
856 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào