Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12255:2018 về tối ưu hóa hệ thống bao bì như thế nào? Phương pháp luận đánh giá là gì?

Tôi muốn hỏi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12255:2018 về tối ưu hóa hệ thống bao bì như thế nào? - câu hỏi của chị H.T (Bến Tre)

Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12255:2018 về tối ưu hóa hệ thống bao bì là gì?

Tại Mục 1 TCVN 12255:2018 có nêu rõ phạm vi áp dụng củaTCVN 12255:2018 về tối ưu hóa hệ thống bao bì như sau:

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và qui trình đánh giá bao bì để đảm bảo khối lượng hoặc thể tích của vật liệu bao bì được tối ưu hóa, phù hợp với chức năng của bao bì. Đây là một trong nhiều lựa chọn để làm giảm tác động của bao bì đến môi trường.

Tiêu chuẩn này cũng đưa ra phương pháp luận và trình tự để:

- Xác định hàm lượng và giảm thiểu các chất hoặc hỗn hợp chất nguy hại cho môi trường, và

- Xác định hàm lượng bốn kim loại nặng (chì, cađimi, thủy ngân và crom hóa trị sáu) trong bao bì.

Khả năng các chất trên phát thải vào môi trường cũng được đưa vào đánh giá. Trình tự được nêu trong Phụ lục C ban hành kèm theo TCVN 12255:2018

Quá trình thiết kế bao bì, bao gồm việc lựa chọn vật liệu, không được quy định trong tiêu chuẩn này. Mục đích của tiêu chuẩn là giúp cho việc bảo đảm và chứng minh vật liệu đã chọn cho bao bì được sử dụng một cách hiệu quả.

CHÚ THÍCH 1 Theo tiêu chuẩn này, việc thay thế một vật liệu bao bì bằng vật liệu khác không phải là cơ sở để tối ưu hóa bao bì.

CHÚ THÍCH 2 Tối ưu hóa vật liệu bao bì có thể bao gồm sự gia tăng khối lượng hoặc thể tích của bao bì để làm giảm thất thoát hàng hóa.

Trình tự để áp dụng tiêu chuẩn này được nêu trong TCVN 12254 (ISO 18601).

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12255:2018 về tối ưu hóa hệ thống bao bì như thế nào? Phương pháp luận đánh giá là gì?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12255:2018 về tối ưu hóa hệ thống bao bì như thế nào? Phương pháp luận đánh giá là gì?

Phương pháp luận đánh giá tối ưu hóa hệ thống bao bì là gì?

Tại Mục A.2 Phụ lục A ban hành kèm theo TCVN 12255:2018 về tối ưu hóa hệ thống bao bì có nêu rõ phương pháp luận đánh giá tối ưu hóa hệ thống bao bì như sau:

Mục đích của qui trình đánh giá có thể được lập thành tài liệu bằng cách hoàn thiện bảng liệt kê các mục cần kiểm tra, để bảo đảm:

- Nhận biết và xem xét tất cả các khả năng của cùng một loại vật liệu bao gói để tối ưu hóa;

- Đạt được sự tối thiểu hóa vật liệu bao bì trong khi vẫn đáp ứng các yêu cầu cần thiết của chức năng bao bì;

- Ghi lại các viện dẫn mang tính quyết định quan trọng, hỗ trợ cho công bố nêu trên.

Các yêu cầu chi tiết cho bao bì có thể thay đổi tùy theo từng ứng dụng. Trong quá trình thiết kế bao bì, khi xem xét việc tối ưu hóa bao bì, phân tích từng yêu cầu sẽ tác động đến yêu cầu kỹ thuật tổng thể của bao bì. Các yêu cầu này có thể được phân loại trong bảng liệt kê các mục cần kiểm tra. Tại bước đánh giá đầu tiên, (các) yêu cầu quan trọng nhất, trong mỗi vùng tới hạn, có thể được liệt kê tại cột thứ hai của bảng liệt kê các mục cần kiểm tra.

Trong quá trình thiết kế bao bì cho một ứng dụng đã biết hoặc nhóm các ứng dụng tương tự nhau, một số các yêu cầu sẽ xác định giới hạn thực tế đối với việc giảm thêm khối lượng hoặc thể tích của bao bì mà không ảnh hưởng đến các mức cần thiết về an toàn, vệ sinh và khả năng chấp nhận của người sử dụng/người tiêu dùng.

Tại bước thứ hai của qui trình đánh giá, nhận biết các tiêu chí/tiêu chí tính năng làm hạn chế khả năng giảm khối lượng hoặc thể tích của bao bì. Điều này được gọi là “(các) vùng tới hạn". Việc nhận biết này phải dựa trên các phép thử hoặc nghiên cứu được thực hiện để kiểm tra giá trị pháp lý của các cơ hội để đạt được việc tối ưu hóa hơn nữa.

Kinh nghiệm thực tế được ghi lại từ thị trường cũng có giá trị như một nguồn dữ liệu về giới hạn chấp nhận. Các giới hạn nhận biết có thể được ghi lại như là vùng tới hạn.

Ví dụ về bao bì của nước hoa quả tươi như thế nào?

Tại Mục B.2 Phụ lục B ban hành kèm theo TCVN 12255:2018 có nêu rõ ví dụ về bao bì của nước hoa quả tươi như sau:

Qui định chung

Bao bì là chai thủy tinh không sử dụng lại, dùng để chứa 1 l nước hoa quả tươi, có nắp vặn để nhận biết đã mở/chưa mở.

Bảo vệ hàng hóa

Để duy trì chất lượng và mùi vị của nước hoa quả, bao bì phải có một lớp bảo vệ chống tia UV, ôxy và bay hơi. Dụng cụ chứa và nắp đậy được chọn đáp ứng các yêu cầu này do các tính chất vật lý của chúng cũng như cách lựa chọn màu thủy tinh ngăn được ánh sáng. Không ảnh hưởng đến khối lượng và thể tích của chai thủy tinh nên không phải là vùng tới hạn.

Quá trình sản xuất bao bì

Các công nghệ sản xuất tinh vi được sử dụng trong sản xuất dụng cụ chứa đảm bảo sự phân bố thủy tinh đồng nhất ở thành của dụng cụ chứa, cần để đạt đến độ dày thành tối thiểu (kích thước, hình dáng và độ bền cơ học yêu cầu của chai). Đây không phải là một vùng tới hạn.

Quá trình đóng bao bì/làm đầy

Để ngăn ngừa các hư hại trên dây chuyền vận chuyển, làm đầy và đóng gói ở tốc độ cao, yêu cầu phải có sự ổn định cơ học. Đây được xác định là một vùng tới hạn, vì sự ổn định của chai trực tiếp liên quan đến độ dày thành của dụng cụ chứa và lớp hoàn thiện.

Logistic

Liên quan đến các điều kiện vận chuyển và bốc xếp, yêu cầu dụng cụ chứa bằng thủy tinh phải có đủ độ bền cơ học. Tuy nhiên, bao bì vận chuyển luôn luôn được sử dụng trong chuỗi phân bố và các tác động này không được cho là vượt quá độ bền cơ học yêu cầu bởi quá trình làm đầy. Do đó, logistic không được xem là một vùng tới hạn.

Trình bày và tiếp thị hàng hóa

Khi thiết kế chai, phải xem xét đến chiến lược tiếp thị của bên đóng hàng và nhu cầu của các nhà bán lẻ liên quan đến việc trình bày hàng hóa đã đóng gói. Điều này tạo thành hai vùng tới hạn tiềm ẩn:

- Các kích thước của chai được lựa chọn để tạo thuận lợi cho hệ thống mođun phân phối và trình bày sản phẩm;

- Hình dạng chai được xác định để hỗ trợ việc nhận biết nhãn hiệu.

Tuy nhiên thiết kế này không được xác định là một vùng tới hạn vì hình dạng đã chọn cho phép độ dày thành tối thiểu và do đó khối lượng chai tối thiểu.

Chấp nhận của người sử dụng/người tiêu dùng

Nắp vặn ren tạo thuận lợi cho việc mở và đóng lại chai và cũng tạo được dấu niêm phong. Yêu cầu về dấu niêm phong không phải là một vùng tới hạn vì chỉ có tác động nhỏ đến khối lượng hoặc thể tích của bao bì.

Thông tin

Thông tin về hàng hóa đã đóng kiện được in lên nhãn. Yêu cầu về thông tin không đúng với một vùng tới hạn khi bề mặt của chai cung cấp khoảng diện tích đủ để dán nhãn.

An toàn

Vì lý do an toàn, chai được làm kín bằng nắp vặn có nhận biết đã mở/chưa mở. Đây không phải là một vùng tới hạn như đã phân tích ở trong phần "chấp nhận của người sử dụng/người tiêu dùng".

Luật pháp

Không liên quan.

Khía cạnh khác

Không xác định.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
624 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào