Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11917-1:2017 yêu cầu chung về đặc tính và phương pháp thử của thiết bị lạnh như thế nào?
Phạm vi áp dụng của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11917-1:2017 yêu cầu chung về đặc tính và phương pháp thử của thiết bị lạnh như thế nào?
Căn cứ theo Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11917-1:2017 có nêu rõ phạm vi áp dụng của TCVN 11917-1:2017 yêu cầu chung về đặc tính và phương pháp thử của thiết bị lạnh như sau:
Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính cơ bản của thiết bị lạnh gia dụng, làm lạnh bằng đối lưu tự nhiên hoặc cưỡng bức và xây dựng các phương pháp thử nghiệm để kiểm tra các đặc tính này.
Với mục đích công bố, các thử nghiệm trong tiêu chuẩn này được coi là thử nghiệm điển hình để đánh giá thiết kế và vận hành của các thiết bị lạnh. Tiêu chuẩn này không đề cập tới các yêu cầu về lấy mẫu trên dây chuyền sản xuất, đánh giá sự phù hợp hoặc chứng nhận.
Tiêu chuẩn này không xác định chế độ thử nghiệm đánh giá xác nhận vì phải thay đổi theo vùng và quốc gia. Trường hợp khi cần kiểm tra xác nhận tính năng của các thiết bị lạnh có kiểu xác định liên quan đến tiêu chuẩn này, thì tốt hơn hết là tất cả các thử nghiệm đều được áp dụng cho một thiết bị đơn chiếc. Các thử nghiệm cũng có thể thực hiện riêng lẻ để đánh giá một đặc tính cụ thể.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11917-1:2017 yêu cầu chung về đặc tính và phương pháp thử của thiết bị lạnh như thế nào? (Hình từ Internet)
Thông tin kỹ thuật và thương mại của sản phẩm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11917-1:2017 có nêu rõ thông tin kỹ thuật và thương mại của sản phẩm như sau:
Quy định chung
Bất cứ khi nào có thông tin kỹ thuật và thương mại của sản phẩm thì tất cả các dữ liệu được công bố về tính năng (đi kèm với đơn vị đo liên quan) phải phù hợp với tiêu chuẩn này.
Xác định các kích thước thẳng
Các kích thước thẳng phải được xác định tới milimet gần nhất.
Các kích thước tổng phải được đo gồm chiều cao, chiều dài và chiều rộng của hình hộp chữ nhật đặt nằm ngang có chứa toàn bộ thiết bị lạnh, ngoại trừ chỗ nhô ra và tay cầm. Chiều cao phải không tính chân thiết bị nếu chúng được lắp tại thời điểm lắp đặt.
Không gian lắp đặt phải được đo gồm có chiều cao, chiều dài và chiều rộng kể cả tay cầm. Không gian này tăng lên bởi khoảng không cần thiết cho việc tuần hoàn tự nhiên của không khí lạnh khi thiết bị lạnh hoạt động.
Không gian sử dụng phải được đo gồm có chiều cao, chiều dài và chiều rộng kể cả tay cầm. Không gian này tăng lên bởi khoảng không cần thiết cho việc tuần hoàn tự nhiên của không khí lạnh khi thiết bị lạnh hoạt động, cộng thêm với khoảng không cần thiết cho phép mở các bộ phận dễ tháo lắp bằng tay như các hộp chứa hay giá đỡ, bao gồm cả khay hứng nước ngưng
Hướng dẫn về lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng và thải bỏ an toàn thiết bị lạnh như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11917-1:2017 có nêu rõ hướng dẫn về lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng và thải bỏ an toàn thiết bị lạnh như sau:
Mọi thiết bị lạnh khi được giao đều phải có các hướng dẫn về lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng và thải bỏ an toàn. Điều này được thể hiện bằng ngôn ngữ sử dụng ở quốc gia bán thiết bị. Những quốc gia khác nhau nên có những yêu cầu riêng liên quan tới những thông tin này.
Hướng dẫn cần có các nội dung sau nếu có thể áp dụng được:
- Yêu cầu lắp đặt (vị trí tốt nhất, lấy cân bằng, kết nối tới nguồn năng lượng, kết nối - nếu có yêu cầu - với nguồn cấp nước hoặc nước sau xả băng);
- Không gian lắp đặt và không gian sử dụng với những bản vẽ chỉ ra được kích thước thiết bị lạnh và những khoảng cách tối thiểu cần thiết cho các phương tiện tiếp cận (mở hoặc đóng);
- Đối với thiết bị lạnh được thiết kế để lắp đặt sẵn (lắp âm), kích thước phải tính thêm yêu cầu thông gió;
- Giá trị giới hạn của dải nhiệt độ môi trường cho các vùng khí hậu và cảnh báo rằng nếu tủ lạnh hoạt động ngoài vùng khí hậu (dải nhiệt độ môi trường) mà thiết bị được thiết kế thì thiết bị có thể không có khả năng duy trì nhiệt độ bên trong một cách thỏa đáng;
- Hướng dẫn vận hành (quy trình khởi động và dừng, sử dụng các bộ điều chỉnh khác nhau - ví dụ, bộ điều chỉnh nhiệt độ, bộ chuyển sang kết đông nhanh, đèn báo, bộ điều khiển tuần hoàn không khí và xả băng, bộ xả nước và đá, v.v.);
- Thận trọng để có tính năng tốt nhất như:
+ Đặt tải cho thiết bị lạnh, đặc biệt khi có các khu vực với các mức sao khác nhau trong cùng một ngăn và khi không tồn tại đường giới hạn chất tải,
+ Bố trí thực phẩm để bảo quản, đặc biệt là yêu cầu tránh sự ô nhiễm chéo,
+ Bố trí thực phẩm để bảo quản và kết đông, nếu có thể áp dụng, đặc biệt bao gồm khuyến nghị rằng thực phẩm kết đông không được tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm được bảo quản và, nếu phù hợp, có thể cần giảm số lượng thực phẩm kết đông nếu quá trình kết đông diễn ra hàng ngày.
+ Trong trường hợp thiết bị lạnh có ngăn nhiệt độ thấp, phải có nội dung nêu rằng một số loại rau tươi và hoa quả nhạy với nhiệt độ lạnh, và do đó không thích hợp để bảo quản trong các ngăn nhiệt độ thấp này.
+ Đặt các khay đựng nước đá để đạt được sự tối ưu về đóng băng;
- Bảo dưỡng và làm sạch của người sử dụng đối với thiết bị lạnh;
- Đối với sản phẩm xả băng thủ công, cần có biện pháp phòng ngừa liên quan đến xả băng và gây hại với thực phẩm bảo quản trong quá trình này;
- Hành động cần thực hiện khi thiết bị lạnh bị cắt điện và dừng hoạt động tạm thời hoặc trong thời gian kéo dài (ví dụ lấy thực phẩm ra, dọn dẹp và làm khô, và các cửa hoặc nắp ở vị trí đóng hờ);
- Đối với các cửa hoặc nắp có ổ khóa và chìa khóa, chìa khóa phải đặt xa tầm với của trẻ em và không gần thiết bị lạnh, để đề phòng trẻ em bị nhốt ở trong thiết bị;
- Tháo cửa và nắp khi thải bỏ để tránh tạo ra các bẫy;
- Thu hồi môi chất lạnh và tái chế các bộ phận khi thải bỏ thiết bị lạnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.