Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-2:2017 về trồng trọt hữu cơ trong nông nghiệp hữu cơ như thế nào?

Tôi muốn hỏi tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-2:2017 về trồng trọt hữu cơ trong nông nghiệp hữu cơ như thế nào? - câu hỏi của chị H.L (Đơn Dương)

Trồng trọt hữu cơ tuân thủ các nguyên tắc nào?

Tại Mục 4 TCVN 11041-2:2017 có nêu rõ nguyên tắc của trồng trọt hữu cơ như sau:

Trồng trọt hữu cơ tuân thủ các nguyên tắc chung theo Điều 4 TCVN 11041-2:2017 và các nguyên tắc cụ thể như sau:

- Duy trì và tăng cường độ phì của đất tự nhiên, sự ổn định và độ tơi xốp của đất, chống xói mòn đất và giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng chủ yếu thông qua hệ sinh thái đất;

- Giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo và các vật tư, nguyên liệu đầu vào không có nguồn gốc nông nghiệp;

- Tái chế chất thải và phụ phẩm có nguồn gốc thực vật và động vật làm nguyên liệu đầu vào cho trồng trọt;

- Có tính đến cân bằng sinh thái tại khu vực sản xuất;

- Duy trì sức khỏe của cây trồng bằng các biện pháp phòng ngừa, ví dụ: lựa chọn loài và giống cây trồng kháng sâu bệnh phù hợp, sử dụng biện pháp luân canh thích hợp, sử dụng phương pháp cơ học và vật lý thích hợp, bảo vệ thiên địch của sinh vật gây hại.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-2:2017 về trồng trọt hữu cơ trong nông nghiệp hữu cơ như thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-2:2017 về trồng trọt hữu cơ trong nông nghiệp hữu cơ như thế nào?

Khu vực sản xuất và chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ của trồng trọt hữu cơ như thế nào?

Tại tiểu mục 5.1 Mục 5 TCVN 11041-2:2017 có nêu rõ yêu cầu về khu vực sản xuất và chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ của trồng trọt hữu cơ như sau:

Khu vực sản xuất

- Khu vực trồng trọt hữu cơ phải được khoanh vùng, phải có vùng đệm hoặc hàng rào vật lý tách biệt với khu vực không sản xuất hữu cơ, cách xa khu vực môi trường bị ô nhiễm hoặc khu tập kết, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện.

- Cơ sở phải quy định vùng đệm cụ thể và dễ dàng nhận diện. Chiều cao của cây trồng trong vùng đệm và chiều rộng cụ thể của vùng đệm phụ thuộc vào chiều cao của cây trồng trong khu vực sản xuất thông thường, nguồn gây ô nhiễm cần được xử lý, địa hình của cơ sở và điều kiện khí hậu địa phương.

- Nếu có nguy cơ ô nhiễm từ bên ngoài do nguồn nước thì bên ngoài vùng đệm tạo một bờ đất hoặc rãnh thoát nước triệt để nhằm tránh nước xâm lấn, ô nhiễm vào khu vực sản xuất hữu cơ.

- Các cây trồng trong vùng đệm không được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ.

Chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ

- Giai đoạn chuyển đổi áp dụng trên một phần hoặc toàn bộ diện tích sản xuất phải ít nhất là:

- đối với cây hàng năm: 12 tháng cho đến khi gieo hạt hoặc trồng cây;

- đối với cây lâu năm: 18 tháng cho đến khi thu hoạch vụ đầu tiên.

- Thời điểm bắt đầu chuyển đổi là ngày ghi nhận việc quản lý sản xuất hữu cơ trong hồ sơ hoặc ngày mà tổ chức chứng nhận chấp nhận đơn đăng ký.

- Giai đoạn chuyển đổi có thể kéo dài trên cơ sở nhận diện và đánh giá các nguy cơ có liên quan. Cây trồng thu hoạch trong vòng 36 tháng sau khi sử dụng chất không nêu trong Phụ lục A đối với đất hoặc đối với cây trồng thì không được ghi nhãn liên quan đến hữu cơ.

- Giai đoạn chuyển đổi có thể được rút ngắn nếu có bằng chứng về việc không sử dụng các chất cấm làm vật tư, nguyên liệu đầu vào hoặc không thực hiện các hoạt động bị cấm. Thời gian chuyển đổi sau khi rút ngắn không được ít hơn 6 tháng; riêng đối với đất nguyên sơ (không phải là rừng nguyên sinh) và đất hoang hóa, có thể bỏ qua giai đoạn chuyển đổi.

- Nếu không chuyển đổi đồng thời toàn bộ cơ sở thì phải chia diện tích sản xuất thành từng khu vực nhỏ trong đó có sự tách biệt giữa khu vực trồng trọt hữu cơ với khu vực không sản xuất hữu cơ. Cơ sở có thể mở rộng dần phạm vi trồng trọt hữu cơ bằng cách áp dụng tiêu chuẩn này ngay từ khi bắt đầu việc chuyển đổi trên các diện tích thích hợp.

Lựa chọn loài và giống cây trồng trong trồng trọt hữu cơ như thế nào?

Tại tiểu mục 5.1.6 Mục 5 TCVN 11041-2:2017 có nêu rõ lựa chọn loài và giống cây trồng trong trồng trọt hữu cơ như sau:

Lựa chọn loài và giống cây trồng đưa vào sản xuất hữu cơ có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của địa phương, chống chịu sinh vật gây hại và đảm bảo duy trì chất lượng giống cây trồng trong quá trình sản xuất. Hạt giống và vật liệu nhân giống vô tính (ví dụ: cành dùng để giâm hoặc chiết, mắt ghép, mô nuôi cấy...) phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Không sử dụng hạt giống và vật liệu nhân giống từ cây trồng biến đổi gen;

- Ưu tiên sử dụng giống cây trồng được sản xuất hữu cơ (giống hữu cơ);

- Nếu không có sẵn giống hữu cơ thì sử dụng giống thu được từ giống cây trồng thông thường sau khi canh tác theo phương thức sản xuất hữu cơ ít nhất một vụ sản xuất (một thế hệ/vòng đời) đối với cây hàng năm hoặc ít nhất hai vụ thu hoạch đối với cây lâu năm;

- Khuyến khích sử dụng giống cây trồng bản địa. Nếu không có giống bản địa thì sử dụng giống thuộc danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh, có nguồn gốc rõ ràng;

- Sử dụng giống cây trồng không qua xử lý hoặc chỉ xử lý bằng phương pháp vật lý, cơ học, sinh học. Nếu phải sử dụng giống được xử lý bằng hóa chất thì các chất đó phải được nêu trong Bảng A.2 của Phụ lục A. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng giống được xử lý bằng hóa chất không nêu trong Bảng A.2 của Phụ lục A thì phải loại bỏ các chất đó khỏi giống cây trồng trước khi sử dụng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
2,391 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào