Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10758-2:2016 hướng dẫn chọn chiến lược lấy mẫu, khái quát quá trình lấy mẫu đo hoạt độ phóng xạ ra sao?
Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10758-2:2016 ra sao?
Phạm vi áp dụng TCVN 10758-2:2016 quy định tại Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10758-2:2016 như sau:
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung, dựa trên TCVN 6495 (ISO 11074) và TCVN ISO/IEC 17025, cho tất cả các bước trong quá trình lập kế hoạch (nghiên cứu trong phòng và thám sát khu vực) của việc lấy mẫu và chuẩn bị mẫu để thử.
Tiêu chuẩn bao gồm lựa chọn chiến lược lấy mẫu, vạch ra kế hoạch lấy mẫu, trình bày phương pháp lấy mẫu chung và thiết bị cũng như phương pháp luận của xử lý sơ bộ mẫu phù hợp cho đo hoạt độ các nhân phóng xạ trong đất.
Tiêu chuẩn này đề cập đến những người chịu trách nhiệm xác định hoạt độ phóng xạ có trong đất vì mục đích bảo vệ bức xạ.
Tiêu chuẩn này áp dụng được cho mẫu đất lấy từ đất vườn, đất nông trại, đất khu đô thị và khu công nghiệp cũng như đất không bi ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người.
Tiêu chuẩn này áp dụng được cho tất cả các phòng thử nghiệm mà không phụ thuộc vào số lượng nhân viên hoặc lĩnh vực các hoạt động thử nghiệm được thực hiện.
Khi phòng thử nghiệm không thực hiện một số các hoạt động được đề cập trong tiêu chuẩn này, như lập kế hoạch, lấy mẫu hoặc thử nghiệm thì không áp dụng các yêu cầu tương ứng đó.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10758-2:2016 hướng dẫn chọn chiến lược lấy mẫu, khái quát quá trình lấy mẫu đo hoạt độ phóng xạ ra sao? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10758-2:2016 hướng dẫn chọn chiến lược lấy mẫu đo hoạt độ phóng xạ ra sao?
Căn cứ tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10758-2:2016 hướng dẫn lựa chọn chiến lược lấy mẫu như sau:
Cần phải lựa chọn phương pháp tiếp cận hay chiến lược lấy mẫu tùy theo mục tiêu đề ra và kết quả cuối cùng tương ứng, ví dụ bảo vệ con người và môi trường, có tính đến các hạn chế về kinh tế và xã hội.
Chiến lược lấy mẫu được chọn phải đảm bảo rằng hoạt độ phóng xạ của mẫu là đại diện cho sự phân bố của nhân phóng xạ trong đất của khu vực đang được điều tra[1], [2], [4], [6], [9].
Mặc dù chiến lược lấy mẫu được định ra cho từng trường hợp một, sự lựa chọn chiến lược lấy mẫu cần phải theo các bước sau đây:
- Phân tích các hồ sơ ghi chép để biết rõ nghiên cứu trong quá khứ đặc biệt về sử dụng đất trước đây của khu vực lấy mẫu (xác định ra nguồn);
- Đánh giá các đường di cư cần chú ý hơn và/hoặc các khu vực tích lũy của phóng xạ;
- Khảo sát địa điểm với sự lưu tâm chú ý đến các ranh giới của khu vực lấy mẫu và quá trình lấy mẫu được thực hiện;
- Khảo sát địa điểm; điều tra phân tích nhanh sử dụng máy phóng xạ xách tay để xác định đặc tính phân bố của hoạt độ phóng xạ của khu vực cần nghiên cứu.
Bước này trong quá trình lập kế hoạch xác định ra một số lớn các lựa chọn và có thể sinh ra các hoạt động quan trọng và chi phí cao. Bước này cũng gồm sự định nghĩa rõ ràng về các mục tiêu của chất lượng số liệu tương ứng với các thông số cần được phân tích.
Phụ lục A TCVN 10758-2:2016 nêu ra sơ đồ có thể trợ giúp cho việc lựa chọn chiến lược lấy mẫu tương ứng với các mục tiêu của cuộc điều tra.
Sự lựa chọn phương pháp quyết định mật độ lấy mẫu, sự phân bố theo không gian và thời gian của đơn vị lấy mẫu mà từ đó các mẫu được thu thập và thời gian lấy mẫu, có lưu ý đến những điều sau:
- Sự phân bố tiềm tàng của nhân phóng xạ: đồng nhất hay không đồng nhất (điểm "nóng");
- Các đặc tính của môi trường;
- Khối lượng tối thiểu của đất cần thiết để tiến hành tất cả các phép thử phòng thử nghiệm; và
- Số phép thử tối đa có thể thực hiện bởi phòng thử nghiệm cho cuộc nghiên cứu.
Trong nhiều trường hợp, dự đoán về khả năng có nhiễm bẩn đất và sự phân bố của nó (đồng nhất hay không đồng nhất) có thể được đưa ra. Lúc đó, cần kiểm chứng lại các giả thuyết này bằng chiến lược lấy mẫu có định hướng.
Một phương án của phương pháp này với việc lấy mẫu có hệ thống tại các điểm lấy mẫu đại diện được chọn, là phù hợp cho giám sát thường kỳ của địa điểm mà nguồn gốc phóng xạ và kiểu phân bố của nó là đã biết.
Điều này cho phép xác định chính xác hơn số lượng và vị trí của các điểm lấy mẫu so với một chiến lược lấy mẫu thống kê đơn thuần.
Sự lựa chọn mục tiêu này của các điểm lấy mẫu có thể được kết hợp với phương pháp thống kê để đáp ứng được yêu cầu chất lượng cho diễn giải kết quả đo.
Khi không biết sự phân bố phóng xạ theo không gian thì cần chấp nhận chiến lược lấy mẫu có định hướng ngẫu nhiên theo không gian.
Phương pháp xác suất với việc lấy mẫu ngẫu nhiên (phân bố ngẫu nhiên của các điểm lấy mẫu) là chỉ thích hợp nếu sự phân bố của hoạt độ phóng xạ trên địa điểm đó được coi là đồng nhất. Đối với một địa điểm mà đôi khi có sự phân bố không đồng nhất (nguồn điểm), việc áp dụng chiến lược lấy mẫu hệ thống phụ thuộc vào mức độ hiểu biết về sự phân bố của những điểm không đồng nhất này trong các khu vực lấy mẫu khác nhau được khuyến cáo áp dụng.
Khi mục tiêu của cuộc điều tra là xác định đặc tính của sự mới lắng đọng trên bề mặt đất, như trong trường hợp rơi lắng phóng xạ do việc xả khí thải hàng ngày của các hoạt động được cấp phép hoặc sự cố thì khuyến nghị nên thu thập mẫu ở lớp đất trên cùng.
Khi mục tiêu là nghiên cứu địa điểm bị ô nhiễm để biết sự di cư theo chiều thẳng đứng của nhân phóng xạ theo độ sâu (để dự đoán khả năng nhiễm bẩn của nước ngầm), cần thu thập mẫu tại các độ sâu khác nhau.
Các lớp có thể được định ra với cùng độ dày hoặc là đại diện cho các tầng đất khác nhau.
Chiến lược lấy mẫu dẫn đến một loạt các phương án kỹ thuật khác nhau như được nêu chi tiết trong Điều 6 TCVN 10758-2:2016.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10758-2:2016 về khái quát quá trình lấy mẫu đo hoạt độ phóng xạ ra sao?
Căn cứ tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10758-2:2016, khái quát quá trình lấy mẫu đo hoạt độ phóng xạ trong môi trường - Đất như sau:
Quá trình lấy mẫu được xác định trong kế hoạch lấy mẫu và tùy thuộc vào mục tiêu của cuộc nghiên cứu.
Thu thập mẫu và chuẩn bị các mẫu được sơ loại là không bị lệ thuộc vào chiến lược lấy mẫu được chọn (xác suất hoặc có định hướng).
Các mục tiêu của nghiên cứu được mô tả trong 7.1.1 TCVN 10758-2:2016 đối với một đơn vị lấy mẫu đã cho để lấy mẫu ở lớp đất phía trên sâu đến 20 cm và ở các lớp đất sâu hơn cho các ứng dụng khác nhau.
Hướng dẫn chung được trình bày trong 7.2.2 đến 7.2.3 TCVN 10758-2:2016 áp dụng được cho các trường hợp sau:
- Xác định đặc tính sơ bộ của hoạt độ phóng xạ trong môi trường;
- Giám sát thường kỳ về tác động của các cơ sở hạt nhân hoặc sự biến chuyển của khu vực xung quanh;
- Điều tra các vụ tai nạn và sự cố;
- Lập kế hoạch và giám sát hành động khắc phục;
- Ngừng hoạt động cơ sở hạt nhân và thải bỏ đất từ địa điểm đó;
- Tư vấn cụ thể về:
- Điều tra sự phân bố theo chiều thẳng đứng của các nhân phóng xạ, kể cả các mẫu được lấy từ hào mương;
- Xác định hoạt độ lắng đọng trong đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.