Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10370-2:2014 (ISO 11890-2:2007) về Sơn và vecni - Xác định hàm lượng hợp chất hữu cơ bay hơi - Phần 2 ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10370-2:2014 (ISO 11890-2:2007) về Sơn và vecni - Xác định hàm lượng hợp chất hữu cơ bay hơi - Phần 2 ra sao? Chị T ở Hà Nội.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10370-2:2014 (ISO 11890-2:2007) về Sơn và vecni - Xác định hàm lượng hợp chất hữu cơ bay hơi - Phần 2 ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10370-2:2014 hoàn toàn tương đương ISO 11890-2:2007

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10370- 2: 2014 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10370- 2: 2014 có phạm vi áp dụng như sau:

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10370- 2: 2014 là một trong các tiêu chuẩn liên quan đến việc lấy mẫu và thử tính chất của sơn, véc ni và những sản phẩm liên quan.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10370- 2: 2014 quy định phương pháp xác định hàm lượng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) trong sơn và véc ni và các nguyên liệu thô có hàm lượng VOC lớn hơn 0,1% và nhỏ hơn 15% khối lượng. Khi hàm lượng VOC lớn hơn 15% phần khối lượng, sử dụng phương pháp đơn giản hơn theo TCVN 10370-1:2014 (ISO 11890-1:2007).

Phương pháp này giả định các hợp chất bay hơi là nước hoặc chất hữu cơ. Tuy nhiên, hỗn hợp chất vô cơ bay hơi khác có thể có mặt và khi đó cần phải định lượng bằng một phương pháp phù hợp khác và điều này cho phép trong tính toán.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10370-2:2014 (ISO 11890-2:2007) về Sơn và vecni - Xác định hàm lượng hợp chất hữu cơ bay hơi - Phần 2 ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10370-2:2014 (ISO 11890-2:2007) về Sơn và vecni - Xác định hàm lượng hợp chất hữu cơ bay hơi - Phần 2 ra sao? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10370- 2: 2014 viện dẫn những tài liệu nào?

Căn cứ theo mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10370- 2: 2014 thì những tài liệu được viện dẫn là:

TCVN 2090:2007 (ISO 15528:2000), Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni - Lấy mẫu;

TCVN 2309:2009 (ISO 760). Xác định hàm lượng nước- Phương pháp Karl Fisher (phương pháp chung);

TCVN 5669:2007 (ISO 1513:1992), Sơn và véc ni- Kiểm tra và chuẩn bị mẫu thử;

ISO 2811-1, Paint and varnishes - Determination of density -Parl 1: Pyknometer method(Sơn và véc ni- Xác định khối lượng riêng - Phần 1: phương pháp phù kế);

ISO 2811-2, Paint and varnishes - Determination of density - Part 2: Immersed body (plummet) method(Sơn và véc ni- Xác định khối lượng riêng - Phần 2: Phương pháp cân);

ISO 2811-3, Paint and varnishes - Determination of density- Part 3: Oscillation method(Sơn và véc ni- Xác định khối lượng riêng - Phần 3: Phương pháp dao động);

ISO 2811-4, Paint and varnishes - Determination of density- Part 4: Pressure cup method(Sơn và véc ni- Xác định khối lượng riêng - Phần 4: Phương pháp cốc áp lực);

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10370- 2: 2014 hướng dẫn về hệ thống bơm mẫu ra sao?

Tại mục 6.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10370- 2: 2014 có hướng dẫn về hệ thống bơm mẫu như sau:

Khái quát

Sử dụng một trong hai hệ thống chỉ ra sau:

- Hệ thống bơm nóng có bộ chia dòng (hệ thống được ưu tiên)

Thiết bị phải có một bộ bơm có thể điều chỉnh nhiệt độ kèm theo bộ chia dòng. Nhiệt độ bơm mẫu phải được điều chỉnh chính xác tới 1°C. Tỷ lệ chia dòng phải điều chỉnh được và có khả năng giám sát được. Bên trong bộ chia mẫu phải có lớp bông thủy tinh đã được silan hóa để giữ lại những chất không bay hơi, và phải được làm sạch, thay mới để loại bỏ sai số do tạp chất tạo màng và bột màu (ví dụ: sự hấp thụ của các chất). Hiện tượng hấp thụ này thường thể hiện qua các pic bị kéo đuôi, đặc biệt với những thành phần có độ bay hơi thấp.

- Hệ thống bơm lạnh có bộ chia dòng

Hệ thống bơm lạnh phải được hoạt động cùng với chương trình nhiệt độ để gia nhiệt từ nhiệt độ phòng tới 300°C và phải có bộ chia dòng ở đầu vào làm bằng vật liệu trơ như thủy tinh.Bộ chia dòng phải có một lớp bông thủy tinh đã được silan hóa với các yêu cầu như trong 6.2.2. Tỳ lệ chia dòng phải điều chỉnh được và có thể giám sát được.

Độ chính xác (độ chụm) của phương pháp sẽ tăng lên khi sử dụng hệ thống bơm mẫu tự động, đặc biệt là hệ thống bơm mẫu nóng. Khi sử dụng hệ thống bơm (bơm mẫu) tự động phải thực hiện (tuân thủ) đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Lựa chọn hệ thống bơm mẫu

Việc lựa chọn hệ thống bơm mẫu nóng hoặc lạnh phải dựa trên loại mẫu đo trong điều kiện thử nghiệm. Sử dụng hệ thống bơm lạnh cho những sản phẩm mà tại nhiệt độ cao sẽ giải phóng ra những chất có khả năng gây ảnh hưởng đến quá trình xác định.

Dấu hiệu xảy ra phản ứng phân tách hoặc phản ứng phân hủy có thể quan sát được khi có sự thay đổi trong sắc đồ (ví dụ: xuất hiện những pic lạ hoặc sự tăng, giảm kích thước pic) khi thay đổi nhiệt độ bơm mẫu.

Hệ thống bơm mẫu nóng có thể kiểm soát tất cả các cấu tử bay hơi, hợp chất và những sản phẩm phân tách của chất tạo màng và phụ gia. Những sản phẩm phân tách của chất tạo màng hoặc phụ gia chính là các cấu tử của sản phẩm có thể được tách bằng hệ thống bơm lạnh, vì chúng được rửa giải chậm hơn do nhiệt độ bơm mẫu tăng lên (trong chương trình nhiệt độ).

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10370- 2: 2014 hướng dẫn về hóa chất như thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10370- 2: 2014 hướng dẫn về hóa chất tại mục 7 như sau:

Chất nội chuẩn

Chất nội chuẩn phải là một hợp chất không có mặt trong mẫu phân tích và tách hoàn toàn với các cấu tử khác trên sắc đồ, trơ với các thành phần của mẫu, bền ở vùng nhiệt độ yêu cầu, có độ tinh khiết biết trước. Những hợp chất như Isobutanol và diethylene glycol dimethylether là các chất nội chuẩn phù hợp trong trường hợp này.

Chất chuẩn

Hợp chất sử dụng làm chất chuẩn phải có độ tinh khiết không nhỏ hơn 99% khối lượng hoặc phải biết trước độ tinh khiết.

Dung môi pha loãng

Sử dụng một dung môi hữu cơ thích hợp để pha loãng mẫu. Dung môi phải có độ tinh khiết không nhỏ hơn 99% khối lượng hoặc phải có độ tinh khiết biết trước và không chứa những chất gây ảnh hưởng đến quá trình xác định, ví dụ: che phủ với các pic trên sắc đồ. Luôn luôn thực hiện qui trình chạy dung môi riêng rẽ để quan sát sự nhiễm bẩn và các pic có thể ảnh hưởng, đặc biệt trong phân tích lượng vết.

CHÚ THÍCH Sử dụng các dung môi như methanol và tetrahydrofuran.

Hợp chất đánh dấu

Nếu thuật ngữ VOC được sử dụng đối với những hợp chất có điểm sôi dưới giới hạn xác định lớn nhất (xem chú thích 3 trong 3.1),cần phổi sử dụng hợp chất đánh dấu với độ tinh khiết biết trước và có điểm sôi sai lệch trong khoảng ± 3°C của giới hạn lớn nhất này.

VÍ DỤ: Nếu điểm sôi xác định lớn nhất là 250°C, tetradecane có điểm sôi là 252,6°C, có thể được sử dụng để làm chất đánh dấu đối với hệ thống không phân cực và diethyl adipate có điểm sôi là 251°C, sử dụng như là chất đánh dấu đối với hệ thống phân cực.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,579 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào