Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn người làm công tác bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự từ 1/1/2025 ra sao?

Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn người làm công tác bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự từ 1/1/2025

Tiêu chuẩn người làm công tác bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự từ 1/1/2025 ra sao?

Căn cứ Điều 20 Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023, lực lượng bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, bao gồm:

- Lực lượng của Bộ Quốc phòng làm nòng cốt;

- Lực lượng của Bộ Công an phối hợp tham gia bảo vệ;

- Lực lượng bảo vệ của Ban, Bộ, ngành, địa phương được giao quản lý, sử dụng, bảo vệ công trình quốc phòng.

Trong đó Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định lực lượng bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, bao gồm:

- Lực lượng chuyên trách bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự Nhóm đặc biệt và các công trình quốc phòng Nhóm I loại A không niêm cất, lấp phủ;

- Lực lượng bảo vệ của đơn vị đóng quân trực tiếp quản lý, sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự;

- Lực lượng thuộc cơ quan quân sự địa phương và Dân quân tự vệ bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự được giao quản lý, sử dụng trên địa bàn.

Người đứng đầu Ban, Bộ, ngành trung ương có trách nhiệm tổ chức lực lượng thuộc phạm vi quản lý để bảo vệ công trình sơ tán thời chiến của cơ quan mình; trường hợp không tổ chức được lực lượng bảo vệ thì bàn giao công trình cho Bộ Quốc phòng để bố trí lực lượng thuộc cơ quan quân sự địa phương trực tiếp bảo vệ; khi cần sử dụng, Bộ Quốc phòng giao lại cho Ban, Bộ, ngành trung ương bảo vệ theo quy định của Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023.

Tiêu chuẩn người làm công tác bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự được quy định như sau:

- Là công dân Việt Nam làm việc trong cơ quan, đơn vị, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;

- Có đủ tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, lý lịch rõ ràng; chấp hành nghiêm chính sách, pháp luật của Nhà nước;

- Đủ sức khoẻ bảo đảm thực hiện nhiệm vụ;

- Được huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao.

Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn người làm công tác bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự từ 1/1/2025 ra sao?

Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn người làm công tác bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự từ 1/1/2025 ra sao? (Hình từ Internet)

Quyền hạn người làm công tác bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự từ 2025 ra sao?

Căn cứ khoản 2 Điều 21 Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 về nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, quyền hạn của lực lượng bảo vệ được quy định như sau:

- Kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện ra, vào khu vực cấm, khu vực bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;

- Ngăn chặn người, phương tiện ra, vào khu vực cấm, khu vực bảo vệ, tạm giữ đồ vật, phương tiện khi có căn cứ cho rằng người, phương tiện, đồ vật đó có nguy cơ gây nguy hại đến an toàn của công trình quốc phòng và khu quân sự;

- Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc sử dụng phương tiện thông tin liên lạc, tạm cấm đường để thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và bảo đảm an toàn cho người, tài sản trong phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự theo quyết định của người chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự theo quy định của Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023;

- Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, an toàn công trình quốc phòng và khu quân sự theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;

- Sử dụng biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.

05 nhóm nhiệm vụ của người làm công tác bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự từ 2025 ra sao?

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 về nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, 05 nhóm nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ được quy định như sau:

- Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án bảo vệ an ninh, an toàn công trình quốc phòng và khu quân sự;

- Thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn, hoạt động thu thập thông tin trái phép, xâm phạm, phá hoại công trình quốc phòng và khu quân sự;

- Tuần tra, canh gác, kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện ra, vào khu vực cấm, khu vực bảo vệ và thực hiện các hoạt động bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

- Xây dựng đơn vị an toàn; phối hợp với chính quyền địa phương quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự và tổ chức xây dựng địa bàn an toàn;

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
454 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào