Tiêu chuẩn chung đối với công chức tài chính kế toán cấp xã? Tiêu chuẩn cụ thể do cơ quan nào quyết định?

Cho tôi hỏi: Tiêu chuẩn chung đối với công chức tài chính kế toán cấp xã? Tiêu chuẩn cụ thể do cơ quan nào quyết định? - Câu hỏi của anh Dũng (Bình Dương).

Tiêu chuẩn chung đối với công chức tài chính kế toán cấp xã?

Căn cứ Nghị định 33/2023/NĐ-CP về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Chính phủ ban hành ngày 10/6/2023.

Tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 33/2023/NĐ-CP có quy định về tiêu chuẩn chung đối với chức danh công chức tài chính kế toàn cấp xã như sau:

Tiêu chuẩn của từng chức danh công chức cấp xã
...
2. Tiêu chuẩn của công chức Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội như sau:
a) Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã. Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật đó.

Theo đó, để trở thành công chức tài chính kế toán cấp xã, trước hết cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung về độ tuổi, trình độ giáo dục, chuyên môn nghiệp vụ nêu trên.

Đối với công chức làm việc tại các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn thì tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sẽ được tính từ trung cấp trở lên.

Tiêu chuẩn chung đối với công chức tài chính kế toán cấp xã? Tiêu chuẩn cụ thể do cơ quan nào quyết định?

Tiêu chuẩn chung đối với công chức tài chính kế toán cấp xã? Tiêu chuẩn cụ thể do cơ quan nào quyết định? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định tiêu chuẩn cụ thể cho công chức tài chính kế toán cấp xã?

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:

Tiêu chuẩn của từng chức danh công chức cấp xã
...
4. Căn cứ tiêu chuẩn của từng chức danh công chức cấp xã quy định tại khoản 2 Điều này và điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định:
a) Tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh công chức cấp xã cho phù hợp với đặc điểm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của từng cấp xã nhưng phải bảo đảm không thấp hơn tiêu chuẩn quy định tại Nghị định này;
b) Ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã trong từng kỳ tuyển dụng;
c) Xây dựng kế hoạch tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng đối với từng chức danh công chức cấp xã về quản lý nhà nước, lý luận chính trị; ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc thiểu số (đối với địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ), thực hiện các chế độ, chính sách và tinh giản biên chế.

Như vậy, theo quy định trên thì UBND cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quyết định tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức tài chính kế toán cấp xã.

Tiêu chuẩn cụ thể sẽ được quy định căn cứ tiêu chuẩn chung và điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo cho phù hợp với đặc điểm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của từng cấp xã nhưng không thấp hơn tiêu chuẩn chung.

Công chức tài chính kế toán cấp xã có những nhiệm vụ gì?

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:

Nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã
...
4. Công chức Tài chính - kế toán
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tài chính, ngân sách trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình Hội đồng nhân dân cấp xã phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn;
c) Tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo quy định của pháp luật;
d) Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nguồn vốn các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, tài sản công tại cấp xã; kiểm tra, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;
đ) Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và quy định của pháp luật có liên quan.

Như vậy, theo quy định, công chức tài chính kế toán cấp xã có trách nhiệm thực hiện 07 nhiệm vụ nêu trên theo sự phân công và quy định của pháp luật.

Khi nào áp dụng Nghị định 33/2023/NĐ-CP?

Tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 33/2023/NĐ-CP có quy định về hiệu lực thi hành văn bản như sau:

Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2023.
...

Theo đó, Nghị định 33/2023/NĐ-CP được áp dụng từ ngày 01/8/2023.

Xem toàn văn Nghị định 33/2023/NĐ-CP Tại đây.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,790 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào